Tin tức - Sự kiện

BỆNH TRĨ TỪ A-Z : NGUYÊN NHÂN,DẤU HIỆU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

“Thập nhân cửu trĩ” – Bệnh trĩ là một tình trạng phổ biến mà hàng triệu người trên thế giới phải đối mặt mỗi năm, gây ra các triệu chứng như đau, ngứa và chảy máu ở vùng hậu môn.

Bệnh trĩ là gì?  

Bệnh trĩ là tình trạng giãn ra của các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới. Tuy nhiên, bệnh trĩ không chỉ liên quan đến các vấn đề về tĩnh mạch mà còn là bệnh của một hệ thống mạch máu phức tạp bao gồm tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch đến cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn.

Phân loại bệnh trĩ

Bệnh trĩ có 2 loại chủ yếu

  • Trĩ ngoại là trường hợp búi trĩ phát triển phía dưới đường lược, hay còn gọi là đường hậu môn – trực tràng. Búi trĩ này được bao phủ bởi lớp biểu mô vảy và nằm ngay dưới lớp da quanh hậu môn.
  • Trĩ nội hình thành phía trên đường lược, được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp. Trĩ nội được phân làm 4 độ. Phân độ bệnh trĩ dựa trên mức độ phát triển của búi trĩ, bao gồm việc búi trĩ vẫn còn nằm trong ống hậu môn hay đã sa ra ngoài.
    • Trĩ độ 1: Búi trĩ hoàn toàn nằm bên trong ống hậu môn và không sa ra ngoài.
    • Trĩ độ 2: Búi trĩ thường nằm trong ống hậu môn nhưng có thể thập thò, sa ra ngoài ít khi rặn đi đại tiện, tự thụt trở lại khi đi ngoài xong và đứng lên.
    • Trĩ độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện, di chuyển nhiều, khi ngồi xổm hoặc làm việc nặng. Lúc này, người bệnh trĩ cần phải nằm nghỉ hoặc dùng tay đẩy nhẹ để quay trở lại vị trí ban đầu.
    • Trĩ độ 4: Búi trĩ thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn. 

Các yếu tố gây bệnh trĩ

  •  Táo bón hoặc tiêu chảy
  •  Một chế độ ăn uống thiếu chất xơ
  •  Thừa cân và béo phì
  •  Công việc yêu cầu lao động nặng cũng như các hoạt động đòi hỏi đứng hoặc ngồi lâu.
  •  Các khối u ở vùng tiểu khung như u đại trực tràng, u tử cung

Nguyên nhân bệnh trĩ   

  •   Rặn mạnh khi đi đại tiện.
  •   Ngồi quá lâu trên bồn cầu.
  •   Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.
  •   Béo phì.
  •   Mang thai.
  •   Chế độ ăn thiếu chất xơ.

Nếu nhận thấy có sự thay đổi trong thói quen đi cầu hoặc nếu có đau kèm theo chảy máu khi đi cầu, người bệnh cần đến khám sớm tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện 22-12 với đội ngũ bác sĩ phẫu thuật nhiều kinh nghiệm, sử dụng các kỹ thuật tiên tiến nhất trong chẩn đoán và điều trị. Với phương châm “Điều trị tận tâm – Chăm sóc tận tình”, khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện 22-12  đã nhận được nhiều phản hồi tích cực và sự tin tưởng của người bệnh trong và ngoài nước.

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Bệnh viện 22-12
Đ/c: 34/4 Nguyễn Thiện Thuật – Nha Trang

https://www.facebook.com/benhvien2212

Đăng ký nhận tin

Đường link hữu ích

Vị trí bệnh viện 22-12

© Bệnh viện 22-12 | VK Hospital | Bệnh viện uy tín tại Nha Trang