Bệnh viện 22-12 thường xuyên tiếp nhận phẫu thuật các trường hợp dính thắng lưỡi, thắng môi mức độ nặng. Tuy dính thắng môi chỉ chiếm khoảng 20%, song có nhiều biến chứng co kéo lợi, viêm nha chu ảnh hưởng sức khỏe.
Điển hình bé V.D.LINH (11 tuổi, địa chỉ: Ninh Hòa) được gia đình phát hiện dính thắng môi bẩm sinh, càng ngày khoảng hở giữa 2 răng càng lớn, mức hở vượt trên 2mm, gây mất thẩm mỹ.
BSCKII. Lê Hữu Trình – chuyên khoa Răng hàm mặt Bệnh viện 22-12 cho biết, bé Linh là một trong những bệnh nhi gặp biến chứng hở răng nặng do dính thắng môi không can thiệp. Bệnh nhân được phẫu thuật trả lại cấu trúc bình thường nhằm tránh ảnh hưởng sức khỏe và việc mọc răng vĩnh viễn trong tương lai.
Thắng môi được cấu tạo là một nếp gấp niêm mạc hình tam giác, xuất phát từ phía trong của môi bám vào ranh giới niêm mạc miệng – lợi, có tác dụng giữ môi trên ôm khít bờ miệng, tạo nụ cười đẹp. Tuy nhiên có một số trẻ chào đời điểm bám thắng môi nằm ở dưới, gọi là phanh môi bám thấp.
Thắng môi chia theo 4 cấp độ, trong đó độ 3, 4 là nặng ảnh hưởng tới môi và xương hàm, tác động đến mô nha chu vùng răng cửa trên, gây co kéo lợi. Trẻ có dị tật thắng môi độ nặng khó vệ sinh răng miệng, tích tụ mảng bám, có thể bị túi nha chu, viêm xương, tụt lợi…Bố mẹ có thể tự nhận biết mức độ nặng bằng cách cho con há miệng, quan sát môi, lưỡi.
Hiện có nhiều phương pháp điều trị thắng môi là cắt bằng dao, kéo thường, cắt bằng dao điện hoặc kỹ thuật cắt laser. Việc phẫu thuật không quá phức tạp, an toàn, không đau và dễ thực hiện. Bác sĩ sẽ cắt niêm mạc gắn chặt với lợi để nới lỏng thắng môi.
Tại Bệnh viện 22-12, trẻ cắt thắng môi, thắng lưỡi sẽ được xuất viện và ăn uống được ngay. Trẻ cần kiêng thực phẩm cay, nóng, không nên ngậm cắn vật cứng để tránh tình trạng chảy máu tại vùng cắt. Đồng thời tập vận động môi, lưỡi theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tái phát.
Viêm nha chu và cách điều trị
Viêm nha chu là bệnh nhiễm trùng nướu răng cấp độ nặng, do vi khuẩn và các vi sinh vật khác bám trên bề mặt răng