NỘI DUNG CHÍNH
Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em là gì?
Xuất huyết tiêu hóa là một tình trạng khá thường gặp ở trẻ em, đó là tình trạng chảy máu trong ống tiêu hoá (từ thực quản đến trực tràng) thể hiện bằng nôn ra máu hoặc đại tiện phân có máu hoặc phân đen. Đây là một cấp cứu nội khoa thường gặp, hậu quả là gây mất máu nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử trí kịp thời.
Tuỳ theo vị trí xuất huyết tiêu hoá chia ra làm hai loại
Theo thống kê , XHTH chiếm 2-3 % những bé điều trị vấn đề tiêu hoá.
– Xuất huyết tiêu hoá trên (xuất huyết từ góc Treitz trở lên) biểu hiện bằng nôn ra máu đỏ hoặc đen, kèm thêm tiểu phân đen.
– Xuất huyết tiêu hoá dưới: Từ góc Treitz đến hậu môn, thể hiện bằng đại tiện phân đen hoặc máu tươi.
Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em?
1. Nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hoá trên
– Trẻ sơ sinh : Rối loạn đông máu, viêm dạ dày, nuốt máu mẹ khi bú, viêm thực quản , dị vật tiêu hoá , dị dạng mạch máu, ruột đôi.
– Trẻ nhỏ : Stress ulcer, viêm dạ dày, viêm thực quản , giãn tĩnh mạch thực quản , dị dạng mạch máu , chảy máu đường mật
– Trẻ lớn: Loét dạ dày tá tràng , stress ulcer , viêm dạ dày , giãn tĩnh mạch thực quản , biêm ruột , dị dạng mạch máu, chảy máu đường mật
2. Xuất huyết tiêu hoá dưới
– Sơ sinh : Viêm ruột nhiễm trùng , dị ứng sữa, lồng ruột, nứt hậu môn, dị sản hạch lympho, vi hoại tử ruột, xoắn ruột, túi thừa Meckel
– Trẻ nhỏ : Viêm ruột nhiễm trùng , nứt hậu môn, polyp đại tràng , lồng ruột, túi thừa meckel, dị dạng mạch máu , u rê huyết tán , viêm ruột
– Trẻ lớn : Viêm ruột nhiễm trùng , polyp đại tràng , dị dạng mạch máu.
Dấu hiệu để bố mẹ nhận biết xuất huyết tiêu hóa là:
– Nôn ra máu
– Đại tiện phân đen (được mô tả như bã cà phê hay nhựa đường), mùi khẳn, hoặc phân màu nâu, đỏ.
Ngoài ra, trẻ còn có thể kèm theo các biểu hiện như:
– Dấu hiệu của mất máu: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, da xanh, môi nhợt…Trường hợp nặng trẻ có thể tụt huyết áp, mạch nhanh, sốc do mất máu
– Đau bụng, đầy bụng, chán ăn.
– Buồn nôn, nôn
– Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng
Chẩn đoán và điều trị xuất huyết tiêu hóa?
Để phục vụ chẩn đoán, các bác sĩ cần khai thác tiền sử và bệnh sử (các dấu hiệu chỉ điểm như nôn ra máu, đại tiện phân đen, nâu, đỏ…), thăm khám lâm sàng đánh giá toàn trạng, mức độ mất máu, tình trạng bụng…kết hợp với xét nghiệm công thức máu, nội soi tiêu hóa, siêu âm ổ bụng, chụp x-quang ổ bụng…để xác định chẩn đoán, mức độ nặng đồng thời định hướng nguyên nhân gây chảy máu.
Về điều trị:
– Xử trí cấp cứu mất máu: các trường hợp nặng cần được truyền máu
– Điều trị cụ thể cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây chảy máu. Xuất huyết tiêu hóa trên ở trẻ em thường tự cầm sau điều trị nội khoa vì thế hiếm khi cần nội soi cấp cứu. Các trường hợp xuất huyết do bệnh lý ngoại khoa như lồng ruột, polype, túi thừa Meckel,…cần chỉ định phẫu thuật để điều trị hết nguyên nhân.
– Bố mẹ nên Cho trẻ đi khám khi có các biểu hiện:
+ Đau bụng, nôn, ợ hơi ợ chua
+ Vàng da vàng mắt
+ Xuất huyết dưới da
+ Da xanh
+ Ăn kém
Bố mẹ nên trang bị kiến thức về cách chăm sóc trẻ bị xuất huyết tiêu hoá, đặc biệt là nhận biết sớm dấu hiệu thiếu máu cũng như tình trạng chậm tăng trưởng ở trẻ để có biện pháp chăm sóc và điều trị kịp thời, tránh điều đáng tiếc xảy ra. Khi thấy trẻ có những triệu chứng trên, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ điều trị kịp thời cho trẻ.
Khoa Nhi – Bệnh viện 22-12 cung cấp đầy đủ dịch vụ tiêm chủng, khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý nhi khoa.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện 22-12 để cập nhật nhiều thông tin bổ ích. Để được tư vấn, Quý Khách vui lòng liên hệ 0769 115 115 – 0258 352 8857