Các bệnh và Điều trị

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi thận nếu không được chữa trị kịp thời

Bệnh sỏi thận là một trong những căn bệnh rất phổ biến ở nước ta hiện nay. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh nhân sẽ gặp các biến chứng rất rất nguy hiểm. Hãy cùng chúng tôi cập nhật những kiến thức về bệnh này qua bài viết.

Sỏi thận là gì?

Sỏi thận là những cặn lắng được kết tinh từ các chất có trong nước tiểu. Đó có thể là muối và khoáng chất (acid uric, canxi, natri, oxalat,…). Nước tiểu bị cô đặc và các khoáng chất không hòa tan hết sẽ kết dính với nhau tạo thành sỏi. Sỏi thận thường xuất hiện ở nhiều vị trí như bể thận, đài thận…. Chúng thường không “nằm im” ở một vị trí trong thận mà có thể theo dòng chảy nước tiểu rơi xuống niệu quản, bàng quang.

Tùy từng thời gian và mức độ lắng đọng, viên sỏi thường có kích thước khác nhau. Đối với sỏi có kích thước nhỏ, chúng ta có thể đào thải sỏi ra ngoài qua đường tiểu. Nhưng nếu sỏi lớn, viên sỏi di chuyển cọ xát vào đường niệu. Điều này gây nên những biến chứng nguy hiểm không ngờ tới. Thậm chí chúng còn đe dọa cả tính mạng người bệnh.

Một số nguyên nhân gây sỏi thận:

  • Sử dụng thuốc tùy tiện:

Thói quen lạm dụng kháng sinh (chẳng hạn Cephalosporin, Penicillin…) sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.

  • Chế độ ăn uống không hợp lý:

Ăn mặn, nhiều dầu mỡ, ăn quá nhiều đạm động vật…tăng nồng độ canxi và acid uric gây quá tải cho thận

  • Thói quen uống ít nước

Nếu bạn lười uống nước, cơ thể sẽ không đủ nước để thận lọc và đào thải các cặn lắng ra ngoài. Điều này khiến cho nước tiểu trở nên đậm đặc, tạo điều kiện cho các chất khoáng kết tinh lại thành sỏi, gây bệnh sỏi thận.

  • Mất ngủ kéo dài

Khi đi ngủ, mô thận của bạn sẽ có chức năng tự tái tạo tổn thương. Chính vì lẽ đó, khi bạn thường xuyên mất ngủ chức năng này sẽ không được thực hiện, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

  • Nhịn tiểu

Khi đi tiểu, các chất khoáng sẽ được đào thải ra ngoài. Việc nhịn tiểu thường xuyên khiến các chất khoáng ùn ứ, lắng đọng. Khi lượng calci tích tụ lại đủ lớn sẽ hình thành sỏi trong thận.

  • Người mắc kèm các bệnh lý như nhiễm trùng đường tiết niệu, dạ dày, bệnh gút, loãng xương, đái tháo đường, các dị dạng đường tiết niệu, …
  • Tiền sử gia đình
  • Do tác dụng phụ của một số thuốc điều trị khác….
  • Ngoài ra, những người béo phì, thiếu canxi, những người thích uống trà, lười vận động… cũng có nguy cơ bị sỏi thận.

Những biến chứng nguy hiểm của sỏi thận

Nếu không kịp thời phát hiện ra thì những người bị bệnh này sẽ phải trải qua những đau đớn, thậm chí là đe dọa tới cả tính mạng của bản thân mình. Một số biến chứng của sỏi thận phải kể đến như:

Những cơn đau quặn thận

Người bị bệnh sỏi thận sẽ cảm giác đau quặn từng cơn ở một bên vùng thắt lưng ngay dưới xương sườn. Sau đó cơn đau có thể lan đến vùng bụng dưới và tận xuống vùng cơ quan sinh dục ngoài. Những cơn đau này khiến người bệnh không thể ngồi yên hoặc tìm thấy một tư thế nào thoải mái.

Nhiễm trùng đường tiết niệu  

Sỏi thận khiến hòn sỏi nằm lâu trong hệ niệu dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn và vi trùng phát triển. Từ đó gây nhiễm trùng. Nếu nhẹ thì người bệnh chỉ thấy đau lưng hay tiểu rắt. Nếu bệnh không phát hiện kịp thời thì khi sỏi cọ xát sẽ gây chảy máu. Người bệnh sẽ bị viêm đường tiết niệu dẫn tới việc đi tiểu ra mủ, tiểu ra máu, tiểu dắt, sốt cao kèm theo triệu chứng đau lưng, buồn nôn, sốt, ớn lạnh…

Nếu nhiễm trùng cộng với tình trạng đường tiểu bị tắc thì có thể khiến thận bị ứ mủ, hóa mủ. Việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn hơn rất nhiều. Thậm chí, nhiều trường hợp phải cắt bỏ thận tránh tái phát.

Tắc đường tiểu

Sỏi nằm trong đường tiểu có thể rơi vào trong niệu quản hay niệu đạo gây tắc nghẽn. Khi đó, để tránh việc bị tắc nghẽn, hệ niệu sẽ tăng cường co bóp để tống khứ hòn sỏi ra. Đi kèm điều này là những cơn đau, khó tiểu, tắc tiểu. Bên cạnh đó, thận hoặc niệu quản sẽ bị ứ nước do hòn sỏi làm tắc nghẽn. Nếu tình trạng này diễn ra quá lâu, thận sẽ rất khó hồi phục.

Hơn nữa nếu những viên sỏi làm tắc đường tiểu của cả hai quả thận cùng lúc, người bệnh sẽ bị mất tiểu hoàn toàn. Thậm chí còn khiến người bệnh bị tử vong nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều ngày liền.

Vỡ thận

Vách thận thường rất mỏng. Khi nước tiểu bị ứ đọng quá lâu trong thận làm tăng quá mức áp lực thận, các vách thận bị căng tức và giãn rộng có thể gây vỡ thận đột ngột. Tình trạng này rất nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.

Suy thận cấp và mạn tính

Sỏi thận gây ra tắc nghẽn và nhiễm trùng đường tiểu. Chúng làm hủy hoại dần chủ mô thận dẫn đến chức năng thận bị suy giảm. Nếu mất đến 75% số đơn vị thận thì bệnh nhân sẽ đối mắt với nguy cơ cao bị suy thận.

Tình trạng suy thận ảnh hưởng rất lớn vì đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Bệnh nhân buộc phải chạy thận hoặc ghép thận mới có thể có hy vọng được duy trì sự sống.

Sỏi thận là một trong những căn bệnh rất phổ biến ở nước ta hiện nay. Khi mới hình thành bệnh này thường không có triệu chứng rõ rệt nên nhiều bệnh nhân không biết và bỏ qua. Chỉ đến khi sỏi gây đau đớn mới phát hiện ra thì bệnh nhân sẽ gặp các biến chứng rất rất nguy hiểm. Vì vậy, khi có một trong những dấu hiệu trên, hãy nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Khoa Ngoại Bệnh viện 22-12 tự hào là một trong những đơn vị bệnh viện đi đầu trong việc phẫu thuật sỏi thận. Bệnh viện trang bị hệ thống giường bệnh đạt chuẩn. Cùng với đó, hệ thống máy móc khám chữa tiên tiến, hiện đại. Quy trình thăm khám đơn giản, linh hoạt giúp tiết kiệm thời gian cho bệnh nhân.

Luôn lấy sức khỏe người bệnh làm trọng tâm. Bệnh viện 22-12 quy tụ các bác sĩ có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn sâu rộng. Đội ngũ điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân chu đáo, nhiệt tình. Bệnh viện 22-12 đã phẫu thuật thành công hàng trăm ca bệnh sỏi thận. Hy vọng bạn sẽ hài lòng với dịch vụ khám chữa bệnh tại đây. 

Theo dõi fanpage của Bệnh viện 22-12 để cập nhật nhiều thông tin bổ ích. Để được tư vấn, Quý Khách vui lòng liên hệ 0769 115 115 – 0258 352 8857

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Bệnh viện 22-12
Đ/c: 34/4 Nguyễn Thiện Thuật – Nha Trang

https://www.facebook.com/benhvien2212

CÁC BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ KHÁC

Đăng ký nhận tin

Đường link hữu ích

Vị trí bệnh viện 22-12

© Bệnh viện 22-12 | VK Hospital | Bệnh viện uy tín tại Nha Trang