Các bệnh và Điều trị

Sỏi bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Sỏi bàng quang được hình thành bởi sự tích tụ của các khoáng chất, thường có hình tròn, ít khi xù xì góc cạnh.

Khi sỏi xuống bàng quang, trường hợp sỏi nhỏ, có thể được đào thải ra ngoài theo đường tiểu nhưng với những viên sỏi lớn hơn, chúng nằm tại bàng quang, lâu ngày tích tụ lớn dần do các cặn sỏi có sẵn trong bàng quang tiếp tục bám vào gây nên các cơn đau khó chịu.

sỏi bàng quang

Nguyên nhân mắc bệnh:

Có rất nhiều nguyên nhân, trong đó, có một số nguyên nhân chính gây nên bệnh như:

  • Sỏi từ hệ tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản) rơi xuống.
  • Nguyên nhân khiến nước tiểu bị ứ đọng đều dẫn đến nguy cơ tạo sỏi bàng quang (túi thừa bàng quang, viêm, nhiễm trùng, u, cục) hoặc cổ bàng quang bị chít hẹp do u xơ tiền liệt tuyến, viêm tiền liệt tuyến mãn tính ( ở nam giới) đè cổ bàng quang gây ứ đọng nước tiểu.
  • Sa bàng quang: ở phụ nữ, thành bàng quang có thể yếu và sa xuống âm đạo; điều này có thể chặn dòng chảy nước tiểu và hình thành sỏi.
  • Một số trường hợp sỏi bàng quang là do chít hẹp niệu đạo hoặc do bàng quang có dị vật, từ đó gây nên ứ đọng nước tiểu, ứ đọng cặn tạo sỏi.
  • Bổ sung nhiều chất khoáng, canxi, photpho… trong khi đó lại uống ít nước.
  • Thiết bị y tế: những dụng cụ y tế được đặt trong bàng quang của bạn như ống thông tiểu, thiết bị tránh thai cũng có thể gây hình thành sỏi
  • Ngoài ra, còn có thể do thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động và hay nhịn tiểu (thoái hóa cột sống thắt lưng, viêm khớp vùng chậu, bại liệt, tai biến mạch máu não…)
  • Uống ít nước, ít ăn rau khiến nước tiểu không đào thải được các chất cặn ra ngoài cũng là một trong những yếu tố gây nên.

Triệu chứng của bệnh:

 Nếu sỏi nhỏ có thể không gây triệu chứng gì. Bên cạnh đó, một số có triệu chứng sẽ than phiền các dấu hiệu sau:

  • Đau bụng dưới.
  • Đau hoặc khó chịu trong dương vật ở nam giới
  • Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần
  • Tiểu khó hoặc gián đoạn dòng nước tiểu.
  • Tiểu máu hoặc nước tiểu sậm

Ngay cả những người không có triệu chứng sỏi bàng quang cũng có thể dẫn đến biến chứng, như:

  • Rối loạn chức năng bàng quang mạn tính: nếu không được điều trị, sỏi bàng quang có thể gây ra các vấn đề tiết niệu dài hạn, chẳng hạn như tiểu đau hay đi tiểu thường xuyên..
  • Nhiễm trùng đường tiểu.
  • Ung thư bàng quang: sỏi bàng quang tạo kích thích mạn tính vào thành bàng quang, làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang.

Đối tượng nguy cơ mắc bệnh:

  • Giới tính: xảy ra chủ yếu ở nam giới.
  • Tuổi: sỏi bàng quang có xu hướng xảy ra ở những người 50 tuổi trở lên
  • Bàng quang bị cản trở lối thoát: có nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất là phì đại hoặc u xơ tuyến tiền liệt. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm ung thư tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo do nhiễm trùng hay phẫu thuật.
  • Thần kinh bàng quang: di chứng của đột quỵ, tổn thương tủy sống, bệnh Parkinson, tiểu đường, thoát vị đĩa đệm…

Các biện pháp chẩn đoán bệnh sỏi bàng quang:

Thực hiện chẩn đoán sỏi bàng quang bắt đầu với khám lâm sàng. Bác sĩ có thể sẽ kiểm tra bụng dưới để xem cầu bàng quang và trong một số trường hợp, thực hiện kiểm tra trực tràng để xác định xem tuyến tiền liệt có phì đại.  

Các xét nghiệm khác được sử dụng để thực hiện chẩn đoán sỏi bàng quang có thể bao gồm:

  • Tổng phân tích nước tiểu. Mẫu nước tiểu thu thập được đem kiểm tra xem có máu, vi khuẩn và các khoáng chất kết tinh.
  • Soi bàng quang: là phương pháp hiệu quả nhất để chẩn đoán sỏi bàng quang vì nó giúp bác sĩ xem số lượng, kích thước và vị trí của sỏi trong bàng quang.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan). CT scan có thể phát hiện sỏi thậm chí rất nhỏ
  • Siêu âm: phương pháp này sẽ giúp tìm hình ảnh các cục sỏi bằng sóng âm
  • X-quang (KUB): X- quang thận, niệu quản và bàng quang sẽ giúp bác sĩ xác định xem có sỏi trong hệ thống tiết niệu hay không. Đây là một thủ thuật rẻ tiền và dễ dàng, nhưng một số loại sỏi không cản quang thì không thể nhìn thấy trên X quang thông thường.
  • Chụp cản quang đường tĩnh mạch: bác sĩ sẽ tiêm chất cản quang vào tĩnh mạch, thuốc cản quang sẽ đi đến hệ tiết niệu từ thận xuống bàng quang, niệu quản. Hình ảnh đường đi của chất cản quang qua các cơ quan sẽ được thu lại bằng máy chụp X quang

Các biện pháp điều trị:

Nhằm mục đích điều trị  hiệu quả và triệt để, cần xác định chính xác loại sỏi và kích thước của sỏi.

  • Nếu sỏi của bạn có kích thước nhỏ, bạn chỉ cần uống thật nhiều nước để loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể bằng dòng nước tiểu.
  • Cách điều trị trong trường hợp sỏi lớn bị kẹt bao gồm:

Nếu sỏi nhỏ dưới 6 mm có thể áp dụng các thủ thuật sau:

  • Nội soi lấy sỏi
  • Tán sỏi nội soi
  • Tán sỏi ngoài cơ thể

Loại bỏ bằng phẫu thuật

Nếu sỏi quá lớn đến nỗi không thể tán được (>25mm) , bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật mở để lấy sỏi

Bệnh viện 22-12 là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại. Bệnh viện cung cấp dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp, không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện 22-12 để cập nhật nhiều thông tin bổ ích. Để được tư vấn, Quý Khách vui lòng liên hệ 0769 115 115 – 0258 352 8857

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Bệnh viện 22-12
Đ/c: 34/4 Nguyễn Thiện Thuật – Nha Trang

https://www.facebook.com/benhvien2212

CÁC BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ KHÁC

Đăng ký nhận tin

Đường link hữu ích

Vị trí bệnh viện 22-12

© Bệnh viện 22-12 | VK Hospital | Bệnh viện uy tín tại Nha Trang