NỘI DUNG CHÍNH
Theo thống kê, cứ 100 người mang thai sẽ có 2 đến 8 người mắc tiền sản giật (TSG). Mỗi năm có 10.000.000 ca mắc trên thế giới. 76.000 thai phụ tử vong do TSG. 20% trẻ tử vong mỗi năm do biến chứng của tiền sản giật. Vậy tiền sản giật là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Ảnh hưởng thế nào tới mẹ bầu và thai nhi? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Tiền sản giật là một bệnh lý tương đối phổ biến với các triệu chứng
- Tăng huyết áp.
- Protein trong nước tiểu.
- Phù.
=> Thường xảy ra sau tuần 20 của thai kỳ và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Tiền sản giật gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé trong khi sinh nở.
- Làm tăng nguy cơ sinh non, sinh con thiếu cân.
- Có thể dẫn đến tình trạng SẢN GIẬT. Mẹ bầu bị co giật, mất ý thức. Có thể hôn mê nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
- Là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm sau sinh như tai biến mạch máu não, tổn thương thận nghiêm trọng, bệnh thận mạn tính,…
Tiền sản giật ảnh hưởng đến thai phụ:
Hầu hết phụ nữ bị TSG có triệu chứng từ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên một số trường hợp có các triệu chứng nặng và bị biến chứng như rau bong non, sản giật,… .
Trong giai đoạn đầu của bệnh, thai phụ bị TSG thường không có triệu chứng rõ rệt. Tuy vậy tiền sản giật có thể tiến triển rất nhanh. Các trường hợp TSG có biến chứng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng thai phụ nếu không được điều trị kịp thời.
Gây nguy hiểm cho thai nhi:
TSG xảy ra sớm trong thời kỳ mang thai (tiền sản giật khởi phát sớm) có khả năng dẫn đến sinh non. 1 số trường hợp TSG nặng sẽ gây rau bong non. Thai nhi có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thậm chí có thể tử vong trong bụng mẹ.
Yếu tố nguy cơ của bà mẹ khi mang thai cần sàng lọc tiền sản giật:
- Có tiền sử bị TSG.
- Tuổi thai phụ trên 40 tuổi.
- Tiền căn gia đình có TSG.
- Béo phì.
- Đa thai.
- Tiền sử: tăng huyết áp mãn tính, bệnh đái tháo đường, bệnh thận, …
Quy trình sàng lọc tiền sản giật:
Hiện nay, Khoa Phụ sản Bệnh viện 22-12 thực hiện dịch vụ sàng lọc TSG. Giúp phát hiện các trường hợp thai phụ có nguy cơ cao và điều trị dự phòng. Ngăn ngừa hoặc ít nhất là làm chậm sự khởi phát của TSG. Nhờ đó quá trình mang thai có thể tiếp tục một cách an toàn và thai nhi sẽ có thời gian để phát triển. Quy trình sàng lọc:
- Xét nghiệm máu.
- Siêu âm doppler động mạch tử cung.
- Đo huyết áp.
- Nguy cơ sẽ được tính toán dựa trên các chỉ số của thai phụ.
- Mẹ bầu nằm trong tuần thai từ TUẦN 11-14 của thai kỳ, nằm trong nhóm nguy cơ cao hoặc quan tâm, lo lắng về căn bệnh nguy hiểm này, có thể dễ dàng sàng lọc tại Khoa Phụ sản Bệnh viện 22-12. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại. Bệnh viện 22-12 mong muốn cùng bạn trải qua một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
Nhanh tay gọi đến hotline 0769 115 115 hoặc inbox fanpage để được tư vấn dịch vụ mẹ bầu nhé!