Các bệnh và Điều trị

Cẩn thận với các triệu chứng đau gót chân

Nguyên nhân phổ biến gây đau gót chân như

  • Viêm cân gan chân xảy ra khi quá nhiều áp lực lên bàn chân, làm tổn thương dây chằng cân gan chân, gây đau và cứng khớp.
  • Bong gân và căng cơ là những chấn thương phổ biến, thường là do hoạt động thể chất quá mức gây ra. Mức độ đau có thể từ nhẹ đến nặng, tuỳ vào tình huống gây chấn thương.
  • Gãy xương.
  • Viêm gân gót chân Achilles là tình trạng gân achilles hoạt động quá mức dẫn đến tình trạng bị quá tải về lực và trọng lực gây tổn thương vùng gót chân. Ngoài triệu chứng đau gót chân, phần gân còn có cảm giác dày lên, sưng và khiến chân bị trì nặng khi vận động
  • Viêm bao hoạt dịch là viêm túi chứa chất dịch lỏng ở quanh khớp. Người bệnh cảm thấy sưng tấy quanh mặt sau của khu vực gót chân, đau cơ bắp chân khi chạy hoặc đi bộ, da sau gót bị đo hoặc nóng
  • Viêm cột sống dính khớp chủ yếu ảnh hưởng đến cột sống. Nó không chỉ gây viêm các đốt sống nghiêm trọng mà còn có thể dẫn đến đau gót chân.
  • Thoái hóa xương sụn sẽ gây đau gót chân. Những rối loạn này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển xương ở trẻ em và thanh thiếu niên.
  • Viêm khớp phản ứng là tình trạng viêm khớp thường xuyên xảy ra do nhiễm trùng cơ quan khác trong cơ thể
  • Gai xương gót chân là hậu quả của viêm gan chân kéo dài. Nó khiến người bệnh bị đau nhức, cảm thấy gai gai phần gót ở chân

Đau gót chân có thể làm mất khả năng vận động và ảnh hưởng đến các cử động hàng ngày và làm ảnh hưởng đến việc đi lại làm mất thăng bằng, ngã khiến dễ bị các chấn thương khác.

Cẩn thận với các triệu chứng đau gót chân

Nếu tình trạng đau gót chân kéo dài, bạn cần đi khám Bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị như:

  • Tập vật lý trị liệu.
  • Dùng thuốc chống viêm.
  • Bác sĩ khuyên dùng giày dép đặc biệt.
  • Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật gót chân

Để phòng ngừa đau gót chân mọi người cần tránh để thừa cân béo phì, tạo áp lực lên chân và hệ cơ xương khớp. Khi vận động nên khởi động kỹ; tập thể dục thích hợp cho phần dưới của cơ thể để cải thiện lưu thông máu và ổn định; đi giày đế mềm; với phụ nữ, nên hạn chế đi giày không đúng kích cỡ, đi giày quá cao; hàng ngày nên massage chân để máu lưu thông tốt.

Bệnh nhân không nên chủ quan về tình trạng đau gót chân, nếu tình trạng đau kéo dài nên đến khám Bác sĩ chuyên khoa Chấn Thương Chỉnh Hình để được điều trị tránh những biến chứng làm hạn chế vận động ảnh hưởng đến sinh hoạt

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Bệnh viện 22-12
Đ/c: 34/4 Nguyễn Thiện Thuật – Nha Trang

https://www.facebook.com/benhvien2212

CÁC BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ KHÁC

Đăng ký nhận tin

Đường link hữu ích

Vị trí bệnh viện 22-12

© Bệnh viện 22-12 | VK Hospital | Bệnh viện uy tín tại Nha Trang