NỘI DUNG CHÍNH
Đau đầu là một triệu chứng có tỷ lệ mắc rất cao trong các nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng. Ở các nước Châu Âu, Mỹ, đau đầu là một trong những nguyên nhân mà thầy thuốc hay gặp nhất.
1. Đau đầu là gì?
Đau đầu hay nhức đầu là tình trạng rất phổ biến, có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào. Tình trạng đau thường xuất hiện ở vùng đầu và mặt. Thỉnh thoảng đau ở vùng cổ trên cũng được xếp vào nhóm đau đầu. Cơn đau có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên đầu, đau tại một vị trí nhất định hoặc tỏa ra khắp đầu.
Tình trạng thường xuyên bị đau đầu xảy ra với khá nhiều người, làm giảm sútnghiêm trọng chất lượng cuộc sống. Triệu chứng đau đầu có thể chỉ là ảnh hưởng của trạng thái tâm lý bất ổn. Tuy nhiên, đây cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào đó nếu đau đầu thường xuyên, mãi không khỏi hẳn.
2. Nguyên nhân bệnh đau đầu:
Đau đầu do các bệnh thần kinh
– Chấn thương sọ não.
– Bệnh màng não – mạch máu não.
– Hội chứng tăng áp lực nội sọ.
– Bệnh đau nửa đầu (Migraine).
– Rối loạn chức năng.
Do bệnh toàn thân
– Nhiễm khuẩn toàn thân cấp tính.
– Nhiễm độc.
– Say nóng, say nắng.
Do bệnh nội khoa
– Bệnh tim mạch.
– Bệnh tiêu hoá.
– Bệnh thận món tính.
– Thiếu máu.
– Rối loạn nội tiết.
Do các bệnh chuyên khoa khác
– Mắt.
– Tai – mũi – họng
Căn nguyên tại phần mềm ngoài sọ và hộp sọ
– Viêm xương sọ, bệnh xương
– Di căn ung thư vào xương sọ.
– Biến dạng cột sống cổ.
– Đau dây thần kinh chẩm lớn (Nerved’ Arnold) do thoái hoá khớp đốt sống cổ.
– Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
– Viêm động mạch thái dương còn gọi là bệnh
3. Các biện pháp chẩn đoán bệnh đau đầu
– Bác sĩ hỏi người bệnh về các đặc điểm của cơn đau để chẩn đoán tình trạng đau đầu
– Để bắt đầu chẩn đoán tình trạng đau đầu, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh các đặc điểm của cơn đau, bao gồm cường độ đau, mức độ thường xuyên, thời gian mỗi lần đau là bao lâu… Bác sĩ cũng hỏi về các yếu tố có thể gây kích hoạt cơn đau đầu như lượng rượu bia, caffein tiêu thụ, tính chất công việc, sự kiện gây căng thẳng, đau buồn, thói quen ngủ… cũng như tìm hiểu có ai trong gia đình bạn bị tình trạng đau đầu tương tự không và các triệu chứng khác đi kèm.
– Ngoài việc mô tả các triệu chứng lâm sàng của cơn đau, người bệnh cũng cần cung cấp cho bác sĩ tiền sử điều trị bệnh đau đầu trước đó cũng như các loại thuốc đã và đang sử dụng
– Sau khi hỏi về các triệu chứng và đánh giá lịch sử y tế, bác sĩ sẽ tiến hành các bước thăm khám và xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân gây đau đầu. Nội dung thăm khám có thể bao gồm:
Khám toàn thân
Toàn bộ các cơ quan nội tạng, đặc biệt là tim mạch, phải đo huyết áp, dù là bệnh nhân trẻ (đề phòng cơn tăng huyết áp ác tính
Khám thần kinh – tâm thần
– Chú ý khám tại chỗ.
– Quan sát xem sọ và mặt có biến dạng, có sẹo dày, da đầu cỏ nổi u cục, có điểm đau trên sọ và trên đường đi của những nhánh dây V không.
– Sờ, gõ vào vùng mà bệnh nhân kêu đau và vùng đối diện (ví dụ: có thể phát hiện tiếng gõ “boong boong” của úng thuỷ não – hydrocephalia).
– Khám cẩn thận, toàn diện về thần kinh – tâm thần.
– Khám vận động nhãn cầu, các phản xạ đồng tử và chức năng thăng bằng
Khám chuyên khoa
– Mắt: khúc xạ, thị lực, thị trường, áp lực nhãn cầu, áp lực động mạch võng mạc, đáy mắt
– Tai – mũi – họng các xoang
– Răng.
Khám xét cận lâm sàng
– Chụp sọ, chụp các xoang và chụp cột sống cổ.
– Xét nghiệm máu: hồng cầu, bạch cầu, công thức bạch cầu, tốc độ máu lắng, định lượng urê huyết, nước tiểu (đường, albumin).
– Trong các trường hợp cần thiết tiến hành:
+ Chọc ống sống thắt lưng (khi không có chống chỉ định).
+ Ghi điện não.
+ Chụp động mạch não
+ Chụp CT.scanner hoặc chụp cộng hưởng từ sọ não (MRI).
4. Điều trị bệnh đau đầu:
Điều trị bệnh căn
– Chủ yếu là từng căn nguyên nhức đầu và điều trị nhằm xoá bỏ nguyên nhân đó, ví dụ: tăng huyết áp, viêm màng não…
– Trong trường hợp đặc biệt đau đầu sau chọc ống sống thắt lưng: dự phòng bằng cách dùng kim có đường kính nhỏ và để người bệnh nằm sấp 1 – 2 giờ rối tiếp tục nằm bất động trên giường 24 giờ sau khi chọc.
Điều trị bệnh sinh
– Chống phù não: dung dịch mannitol 20%, magie sulfat 25%, natri clorua 10%.
– Thuốc trấn tĩnh – an thần: giúp ích trong một số trường hợp đặc biệt nhức đầu do căn nguyên tâm lý .
– Điều trị Migraine: Điều trị cơn bằng các thuốc đặc hiệu như Ergotamin tartrat viên 1 mg, ngậm dưới lưỡi khi có biểu hiện tiền triệu, sau 30 phút không có kết quả ngậm tiếp viên thứ Lưu ý chống chỉ định của thuốc và dùng không quá 6 mg trong 24 giờ và 10 mg trong tuần. Ngoài ra có thể dùng thuốc giảm đau thông thường kết hợp với thuốc chống nôn để điều trị cơn như: aspirin, paracetamol… kết hợp với Metoclopramide 10mg (primperan).
– Dùng thuốc điều trị cơn đặc hiệu nhóm triptan.
– Điều trị dự phòng: Dihydroergotamin (Tamik; Timmak…) viên 3mg uống mỗi ngày 1 – 2 viên trong thời gian 10 – 12 tuần.
– Các thuốc khác như: chẹn beta chẹn calci (Flunarizin), thuốc chống trầm cảm 3 vòng… cũng có thể sử dụng như điều trị dự phòng
Điều trị triệu chứng
– Nghỉ ngơi thể lực và tránh căng thẳng tâm lý là một biện pháp cần thiết nếu không muốn nói là rất quan trọng trong tất cả mọi trường hợp.
– Hạn chế chất kích thích( rượu, bia, thuốc lá …), ăn ngủ đúng giờ, sinh hoạt đều độ.
– Thuốc giảm đau: có hiệu quả trong nhiều trường hợp đau đầu nhưng không nên dùng trong thời gian dài. Thông dụng nhất là acid axetin salixylic (aspirin), noramidopinn (anagin), paracetamol… phối hợp hoặc không với cafein, codein hoặc các chất khác.
– Phương pháp vật lý: chườm đá khi sốt cao, xoa bóp, day huyệt.
– Châm cứu các huyệt: thái dương, ấn đường, bách hội, đầu
Cần chú ý tất cả các biện pháp trên đều tiến hành trên cơ sở liệu pháp tâm lý ( bác sĩ tâm lý hoặc tâm lý liệu pháp)
Khoa Nội Bệnh viện 22-12 từ lâu là địa chỉ khám nội uy tín ở Nha Trang chuyên khám và điều trị các bệnh lý nội khoa như: tim mạch, nội tiết, hô hấp, thần kinh, tiêu hóa …
Theo dõi fanpage của Bệnh viện 22-12 để cập nhật nhiều thông tin bổ ích.
Liên hệ tư vấn dịch vụ: 0769 115 115 – (0258) 352 8857 để biết thêm thông tin chi tiết & đặt lịch hẹn khám ngay hôm nay!