Các bệnh và Điều trị

Điều trị bệnh “NƯỚC ĂN CHÂN” mùa mưa

Bệnh nước ăn chân thường xảy ra rất phổ biến ở các địa phương bị ngập, lụt, lội nước nhiều các kẽ chân bị bợt ra, có mảng trắng lép nhép, gây ngứa, dát, đau đớn khó chịu, bị nặng nhất thường ở kẽ thứ 3 thứ 4.

Bệnh viện 22-12 | Điều trị bệnh nước ăn chân mùa mưa

Bệnh nước ăn chân thực chất là một loại nấm có tên Epidermaphyton sp gây nên gọi là bệnh “nấm kẽ chân”. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như trong sinh hoạt hằng ngày.

Biểu hiện bệnh nước ăn chân:

Bệnh nước ăn chân đặc trưng bởi những biểu hiện sau:

– Tình trạng nứt nẻ, khô da hoặc bong da thành mảng nhỏ xảy ra ở các kẽ chân, mu bàn chân, lòng bàn chân, rìa bàn chân, rỉ máu đến chảy máu nhiều, khi đi lại người bệnh sẽ cảm giác rất đau.

– Tại khu vực kẽ chân và xung quanh bàn chân luôn có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, da khô đóng vảy và bong tróc.

– Màu sắc da quanh vùng đầu ngón chân thường thay đổi trắng bợt, đầu móng tím tái hoặc không có độ hồng hào như bình thường.

– Dưới lớp da chân có thể có mụn mủ hoặc bọng nước, da bị mủn hoặc loét, tại các vùng khuyến có thể bị nứt kẽ, rất đau.

– Xung quanh khu vực vị nấm ăn chân có màu hồng hoặc đỏ, nổi bật hơn so với những vùng da lành còn lại.

Điều trị nước ăn chân:

– Trước tiên, người bệnh cần rửa sạch chân với nước sạch để loại bỏ các vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm trên da (nếu có). Nếu vùng da bị ngứa nhưng chưa trầy xước, loét thì nên rửa với xà phòng hoặc nước sát khuẩn. Ngâm chân với nước muối ấm.

– Luôn giữ cho kẽ chân được khô, không để tiếp xúc với nước, đặc biệt là nước bẩn. Hạn chế đi tất, giày kín… vì sẽ gây đổ mồ hôi, ẩm – là điều kiện cho nấm và viêm nhiễm phát triển.

– Không gãi hoặc tác động khiến chỗ ngứa bị xước, loét nhiều hơn.

Thuốc điều trị nước ăn chân 

Thuốc kháng nấm

Đây là thuốc đầu tiên được dùng điều trị nấm kẽ chân. Thuốc bôi tại chỗ có thể dùng một trong các thuốc kháng nấm thông dụng: Clotrimazole, econazole, ketoconazole, miconazole. Đối với trường hợp có loét, trước khi bôi thuốc, không nên vệ sinh chân kỹ bằng cách ngâm rửa với nước muối hoặc vệ sinh bằng oxy già.

Khi dùng thuốc kháng nấm tại chỗ mà bệnh không khỏi và có xu hướng tiến triển thì cần dùng thuốc đường toàn thân. Có thể dùng một trong các thuốc griseofulvin hoặc fluconazole, itraconazole, ketoconazole.

Lưu ý: Thận trọng đối với người già, người suy gan, suy thận. Ngoài ra còn cần thận trọng với người đang phải dùng thuốc kháng acid trong điều trị dạ dày. Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cũng không nên dùng thuốc kháng nấm đường toàn thân.

Thuốc kháng histamin chống ngứa

Do viêm kẽ chân sẽ gây ngứa ngáy rất khó chịu, nên các thuốc kháng histamin (cả dạng bôi hoặc uống) có thể được chỉ định để giúp bệnh nhân giảm ngứa. 

Thuốc kháng histamin dạng kem bôi có thể giúp bệnh nhân giảm ngứa nhanh chóng, bao gồm: Diphenhydramine, phenergan… 

Nếu mới bị viêm thì chỉ cần dùng thuốc bôi tại chỗ. Nếu bệnh nhân ngứa ngáy khó chịu quá thì có thể kết hợp với kháng histamin để chống ngứa. Trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn thì cần dùng thuốc đường uống. Hoặc khi có bội nhiễm (nhiễm nấm kèm nhiễm vi khuẩn) thì phải dùng kết hợp với kháng sinh.

Thuốc kháng khuẩn chống bội nhiễm vi khuẩn

Nếu có nhiễm khuẩn, người bệnh nên sát khuẩn bằng cách ngâm chân vào nước thuốc tím pha loãng với tỉ lệ 1/10.000 (1g thuốc tím pha trong 10 lít nước ấm). Ngâm chân 2-3 lần/ngày. Nếu không có thuốc tím, có thể ngâm với nước muối 0.9%. Sau đó bôi các thuốc sát khuẩn như milan, thuốc mỡ kháng sinh.

Các thuốc kháng sinh bôi nhiễm trùng da (neomycin, mupirocin, polymyxin, bacitracin) cần được sử dụng phù hợp với bệnh lý, giai đoạn cũng như mức độ tổn thương… Do đó bệnh nhân không nên tự ý mua kháng sinh về bôi khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Một số bài thuốc dân gian được tham khảo như: sử dụng lá trầu không, lá chè xanh, tỏi, dầu cây tràm…tuy nhiên cần được thực hiện đúng hướng dẫn và cần được sự tư vấn của bác sĩ.

Nếu sau khi sử dụng các biện pháp nêu trên mà tình tình trạng ngứa vẫn tăng, tổn thương kẽ chân nặng hơn thì cần đi khám tại chuyên khoa da liễu để bác sĩ hướng dẫn cách dùng thuốc điều trị phù hợp hơn. Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh.

Lưu ý khi điều trị nước ăn chân:

Bệnh nước ăn chân là bệnh ngoài da do thời tiết, thường xảy ra vào mùa mưa, bệnh có thể tự khỏi nếu được chăm sóc tốt. Khi sử dụng các loại biệt dược để điều trị nấm ăn chân, người bệnh nên lưu ý những điều sau:

– Sau khi dùng thuốc, trong vòng 60ph sau đó bạn không nên ngâm rửa vùng da bị tổn thương để tránh trôi thuốc.

– Trước khi bôi thuốc nên làm sạch da, và đồng thời sử dụng các loại bông, gạc sạch để bôi thuốc lên da.

– Chỉ nên bôi một lớp mỏng thuốc lên da, tránh để thuốc dồn thành cục, dùng lượng thuốc vừa đủ với tổn thương sau đó dàn đều thuốc lên bề mặt.

– Nếu bạn có cảm giác nóng, rát ở tổn thương có thể là do bạn bôi lượng thuốc quá mức.

– Hạn chế mặc đồ ướt hoặc mang vớ ướt sẽ tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển, bệnh dễ bị tái nhiễm, khiến bệnh điều trị lâu khỏi.

– Người bệnh nên hong khô bàn chân sau khi đi mưa về, hoặc sau khi để chân có tiếp xúc với nước bẩn.

Với đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, Bệnh viện 22-12 là địa chỉ uy tín hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bạn và gia đình.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện 22-12 để cập nhật nhiều thông tin bổ ích.

Liên hệ tư vấn dịch vụ: 0769 115 115 – (0258) 352 8857 để biết thêm thông tin chi tiết & đặt lịch hẹn khám ngay hôm nay!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Bệnh viện 22-12
Đ/c: 34/4 Nguyễn Thiện Thuật – Nha Trang

https://www.facebook.com/benhvien2212

CÁC BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ KHÁC

Đăng ký nhận tin

Đường link hữu ích

Vị trí bệnh viện 22-12

© Bệnh viện 22-12 | VK Hospital | Bệnh viện uy tín tại Nha Trang