1. Nguyên nhân:
− Nguyên nhân thường gặp nhất (70-80%) là do thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa các khớp liên đốt và liên mỏm bên làm hẹp lỗ tiếp hợp, hậu quả là gây chèn ép rễ/dây thần kinh cột sống cổ tại các lỗ tiếp hợp.
− Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (20-25%), đơn thuần hoặc phối hợp với thoái hóa cột sống cổ.
− Các nguyên nhân ít gặp khác gồm chấn thương, khối u, nhiễm trùng, loãng xương, bệnh lý viêm cột sống, bệnh lý phần mềm cạnh cột sống.
− Trong một số trường hợp hội chứng cổ vai cánh tay là do bản thân bệnh lý của cột sống cổ gây đau cổ và lan ra vai hoặc tay, mà không có bệnh lý rễ dây thần kinh cổ.
2. Dấu hiệu nhận biết:
+ Đau vùng cổ gáy, có thể khởi phát cấp tính sau chấn thương, sau động tác vận động cổ quá mức, hoặc tự nhiên như sau khi ngủ dậy. Đau cũng có thể xuất hiện từ từ, âm ỉ, mạn tính.
+ Hạn chế vận động cột sống cổ, có thể kèm theo dấu hiệu vẹo cổ, hay gặp trong
đau cột sống cổ cấp tính.
+ Đau vùng gáy lan lên vùng chẩm và xuống vai hoặc cánh tay, bàn tay, đau thường tăng lên khi xoay đầu hoặc gập cổ về phía bên đau.
+ Có thể có: Yếu cơ và rối loạn cảm giác như rát bỏng, kiến bò, tê bì ở vùng vai, cánh tay, hoặc ở bàn tay và các ngón tay.
+ Triệu chứng chèn ép tuỷ cổ: Biểu hiện sớm là dấu hiệu tê bì và mất sự khéo léo của hai bàn tay, teo cơ hai tay, đi lại khó khăn, nhanh mỏi. Giai đoạn muộn tùy vị trí tổn thương có thể thấy liệt tứ chi; cũng có thể chỉ liệt hai tay hoặc hai chân; rối loạn phản xạ đại tiểu tiện.
* Ngoài ra, bệnh nhân có thể có các biểu hiện:
+Đau đầu vùng chẩm, chóng mặt, ù tai, mờ mắt, đôi khi có giảm thị lực thoáng qua, mất thăng bằng, mệt mỏi. ( Hội chứng Động Mạch Sống Nền )
+ Có thể có các rối loạn thần kinh thực vật: Đau kèm theo ù tai, rối loạn thị lực, rối loạn vận mạch vùng chẩm vai hoặc tay
3. Phương pháp điều trị:
Kết hợp giữa Y học cổ truyền và Vật lý trí liệu sẽ giúp cho bệnh nhân được điều trị 2 trong 1 và tạo hiệu quả điều trị tốt nhất
4. 5 thói quen đau cổ gáy:
– Ngủ nằm gối quá cao hoặc quá thấp
– Ngồi làm việc sai tư thế
– Thường xuyên sử dụng điện thoại
– Đeo túi lệch vai
– Stress, hút thuốc lá
5. 5 dấu hiệu báo động
– Đau nhiều vùng cổ gáy
– Cơ cổ bị căng hoặc co thắt, vẹo cổ
– Khó cử động đầu cổ
– Đau cổ gáy lan dọc cánh tay
– Tê bì tay
6. Tác hại đau cổ gáy ở người trẻ
– Làm bệnh nhân đau mỏi , khó chịu
– Giảm năng suất làm việc
– Giảm chất lượng cuộc sống
– Tăng quá trình thoái hóa nhanh hơn
7. Làm việc sai tư thế ảnh hưởng đến cs cổ ntn?
Khi vị trí bạn ngồi quá thấp so với máy tính hoặc màn hình tivi, bạn sẽ có khuynh hướng ngửa cổ, hướng cằm về phía trước để nhìn. Nếu thường xuyên ngồi tư thế này trong thời gian dài, bạn sẽ có nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ khá cao.
Việc cúi gập cổ nhìn vào điện thoại hoặc máy tính hàng giờ có thể gây ảnh hưởng đến phần ngực và cột sống cổ, gây co cứng vùng cổ… Ngồi với tư thế sai trong thời gian dài sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa của cột sống.
8. Hiệu quả của các phương pháp YHCT:
– Điện châm: Châm cứu vào các huyệt đạo vùng đau, sử dụng kích thích của dòng xung điện tại các huyệt có tác dụng làm dịu cơn đau, ức chế cơn đau, kích thích hoạt động của các cơ, các tổ chức và tăng cường dinh dưỡng đến các tổ chức.
– Xoa bóp bấm huyệt: Xoa bóp vùng đau, làm mềm cơ, giãn cơ, giúp làm giảm đau
– Nắn chỉnh cột sống: điều trị đau cột sống bằng cách dùng tay để tạo áp lực lên các mô cơ và vận động các khớp nhằm giảm đau cổ gáy do co thắt cơ, căng cơ và rối loạn chức năng khớp cột sống.
– Xông dược liệu: phương pháp trị liệu của Đông y, dùng hơi nước mang thuốc đông y tiếp xúc trực tiếp tới vị trí cần điều trị. Mục đích là làm lưu thông kinh mạch, giãn cơ, giảm đau, ôn ấm cơ thể, tăng quá trình đào thải các chất cặn bã của cơ thể và làm cơ thể sảng khoái, tăng sức đề kháng.