Các bệnh và Điều trị

Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ?

Giai đoạn thay răng là một phần không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Bên cạnh việc thay răng tự nhiên, thì nhiều phụ huynh còn lựa chọn cách chủ động nhổ răng cho bé. Vậy nên nhổ răng sữa cho bé khi nào là hợp lí? Chúng tôi sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của bạn trong bài viết dưới đây.

Răng sữa là răng gì, có bao nhiêu cái?

Răng sữa hay còn gọi là răng trẻ em, răng nguyên thủy. Là những chiếc răng mọc đầu tiên trong miệng, sau đó bị rụng đi và thay thế bằng răng vĩnh viễn. Chúng bắt đầu phát triển từ giai đoạn phôi thai và thường xuất hiện từ khoảng 6 tháng sau sinh.

Số lượng răng sữa đủ là 20 cái (10 cái hàm trên, 10 cái hàm dưới), khi bé được 24-30 tháng. Mỗi hàm gồm 2 răng cửa giữa, 2 răng cửa bên, 2 răng nanh, 2 răng hàm nhỏ và 2 răng hàm lớn.

Răng sữa có tác dụng gì?

Răng sữa có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển đầu đời của bé:

– Giúp tiêu hóa thức ăn: sau 6 tháng tuổi, ngoài sữa, bé sẽ được bổ sung những thức ăn cứng hơn, khó tiêu hóa hơn. Chúng sẽ giúp bé những thực phẩm mềm đầu tiên.

– Giúp xương hàm phát triển: nhờ răng sữa, bé có thể nhai, cắn được thức ăn, làm cho xương hàm phát triển bình thường.

– Giúp trẻ phát âm: nếu chiếc răng này bị hỏng sớm phải nhổ, trẻ có thể nói ngọng.

Răng sữa thay như thế nào?

Răng trẻ em thường mọc khi trẻ từ 6 tháng – 10 tháng tuổi. Đa phần các trẻ khi 3-4 tuổi sẽ có 20 chiếc.

Dưới mỗi chiếc răng có một mầm răng vĩnh viễn mọc thẳng lên làm tiêu dần chân răng. Khi chân tiêu hết, thân răng phía trên sẽ rụng đi để nhường chỗ cho chiếc răng vĩnh viễn. Sự thay thế răng của bé cũng theo thứ tự mọc răng.

Trong đó, thời điểm thay răng thường bắt đầu lúc 6 tuổi. Răng sữa đầu tiên rụng thường là răng cửa giữa. Tiếp ngay sau đó thường là sự nhú lên của răng vĩnh viễn tương ứng ở vị trí răng vừa rụng đi. Chiếc răng cuối cùng thường là răng sữa số 5 rụng lúc khoảng 12 tuổi.

Lịch thay răng sữa của trẻ

Hàm dưới:

– Răng cửa giữa: thay khi bé được 6-7 tuổi

– Răng cửa bên (răng số 2): 7 – 8 tuổi

– Răng hàm sữa 1 (răng số 4): 9 – 10 tuổi

– Răng nanh (răng số 3): 10 – 11 tuổi

– Răng hàm sữa 2 (răng số 5): 11 tuổi

Hàm trên:

– Răng cửa giữa: thay khi bé được 7 tuổi

– Răng cửa bên (răng số 2): 8 tuổi

– Răng hàm sữa 1 (răng số 4): 11 – 12 tuổi

– Răng nanh (răng số 3): 11 – 12 tuổi

– Răng hàm sữa 2 (răng số 5): 12 tuổi

Khi nào nên nhổ răng sữa?

Việc mất răng sữa quá sớm không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, hệ tiêu hóa hay phát âm sau này của trẻ. Mà khi răng vĩnh viễn mọc lên có thể bị lệch lạc, khấp khểnh.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp không thể thuận theo tự nhiên. Bạn buộc phải nhổ răng của bé để tránh một số bệnh lý hoặc hạn chế những biến chứng có thể xảy ra, cụ thể:

Răng bị lung lay, đau nhiều lần đã chữa không khỏi: Nhổ để tránh ảnh hưởng đến các răng bên cạnh của bé. Đây là trường hợp răng của bé đã bị bệnh lý nguy hiểm hoặc cấu trúc răng bị tổn thương mà không thể bảo tồn được nữa.

Răng bị nhiễm trùng ở chân hoặc kẽ chân răng: Đây là tình trạng răng miệng nguy hiểm cần thiết phải nhổ bỏ mà không nên bảo tồn.

Răng sữa bị sâu nặng, chết tủy: lâu ngày sẽ nhiễm khuẩn xuống vùng răng vĩnh viễn: Một khi tình trạng viêm nhiễm này kéo dài thì nguy cơ gây áp xe xương ổ răng và ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn là khá cao.

Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ?

Không thể xác định chính xác răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ bởi sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: từng loại răng, sự phát triển của răng vĩnh viễn, cơ địa của trẻ và các tác động bên ngoài,… Răng lung lay có thể 1 – 2 ngày là nhổ được nhưng cũng có thể vài tháng mới có thể nhổ.

Tuy nhiên, trước khi quyết định nhổ răng, phải cần phải đảm bảo hai yếu tố: đúng độ tuổi thay răng của trẻ và răng đã lung lay thật nhiều, lỏng khỏi ổ răng. Khi đó, cha mẹ có thể tự nhổ răng tại nhà một cách nhẹ nhàng.

Trường hợp bé nhà bạn răng đã lung lay và đau nhức, nướu có dấu hiệu bị sưng. Có thể bé đã bị viêm nướu hoặc một bệnh lý răng miệng nào đó bởi thông thường khi răng lung lay chuẩn bị rụng sẽ không đau nhức quá nhiều và nướu cũng không bị sưng đỏ cần đưa tới phòng khám nha khoa gần nhất để kiểm tra.

Theo dõi Bệnh viện 22-12 hoặc fanpage Bệnh viện 22-12 để được cập nhật những kiến thức bổ ích.

Liên hệ 0769 115 115  để được tư vấn nhé!

 

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Bệnh viện 22-12
Đ/c: 34/4 Nguyễn Thiện Thuật – Nha Trang

https://www.facebook.com/benhvien2212

CÁC BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ KHÁC

Đăng ký nhận tin

Đường link hữu ích

Vị trí bệnh viện 22-12

© Bệnh viện 22-12 | VK Hospital | Bệnh viện uy tín tại Nha Trang