NỘI DUNG CHÍNH
Thế nào là suy thận mạn?
Suy thận mạn là hậu quả cuối cùng của những bệnh thận – tiết niệu mạn tính, khiến chức năng của thận bị suy giảm dần tương ứng với số lượng nephron của thận bị tổn thương, mất chức năng không phục hồi. Suy thận mạn làm giảm mức lọc cầu thận, rối loạn điện giải, tăng huyết áp và thiếu máu mạn tính, loãng xương – nhuyễn xương – gãy xương.
Có bao nhiêu giai đoạn suy thận mạn?
Hội Thận học quốc tế (ISN = International Society of Nephrology) và Hội Thận học quốc gia Hoa Kỳ (National Kidney Foundation) đã chia bệnh thành 5 giai đoạn dựa trên độ lọc cầu thận (GFR) gồm:
- Giai đoạn 1: GFR bình thường hay cao, GFR > 90 mL/phút
- Giai đoạn 2: GFR khoảng 60 – 89 mL/phút
- Giai đoạn 3: Suy thận độ 3A (GFR khoảng 45 – 59 mL/phút), suy thận độ 3B (GFR khoảng 30 – 44 mL/phút)
- Giai đoạn 4: GFR khoảng 15 – 29 mL/phút
- Giai đoạn 5: GFR < 15 mL/phút
Các giai đoạn suy thận
1. Suy thận mạn tính giai đoạn 1 và 2
Tổn thương thận ở giai đoạn này thường chưa nghiêm trọng. Đặc điểm chung của hai giai đoạn này là triệu chứng bệnh chưa rõ ràng, chỉ khởi phát theo đợt. Vì thế, người bệnh rất khó nhận ra bệnh. Trong các đợt khởi pháp cấp tính của suy thận mạn, người bệnh sẽ cảm thấy chán ăn, thiếu máu nhẹ, tiểu đêm nhiều, cảm giác mệt mỏi, đau tức hai bên thắt lưng.
2. Suy thận mạn giai đoạn 3
Trong giai đoạn này, chức năng của thận đã bị suy giảm rõ. Triệu chứng có thể chưa rõ ràng, nhiều trường hợp vẫn không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào hoặc khá mơ hồ, khiến người bệnh nghĩ mình mắc bệnh nào đó “nhẹ nhàng” hơn như mệt mỏi, ăn kém,… Một số người bệnh ở đợt khởi phát cấp có thể xuất hiện các triệu chứng như đau lưng, phù mí mắt, sưng chân và tay, đi tiểu với lượng nhiều hay ít hơn bình thường.
Bác sĩ thường chia bệnh suy thận mạn ở giai đoạn 3 thành 2 mốc là 3A và 3B. Trong giai đoạn 3A, khả năng lọc cầu thận giảm sâu so với độ 2.
Suy thận mạn giai đoạn 4
Trong giai đoạn 4, biểu hiện lâm sàng đã xuất hiện rõ ràng. Người bệnh có thể gặp một số triệu chứng do suy giảm chức năng lọc máu của thận như da xanh xao, tăng huyết áp, xuất huyết đường tiêu hóa, chán ăn, tiểu đêm nhiều, buồn nôn, phù nề và ngứa toàn thân, thường xuyên đau nhức đầu, đau nhức xương khớp…
3. Suy thận mạn tính giai đoạn 5
Đây là giai đoạn bệnh suy thận nghiêm trọng nhất. Thận đã tổn thương vô cùng nghiêm trọng với mức lọc cầu giảm thấp (< 15 mL/phút). Người bệnh xuất hiện nhiều triệu chứng lâm sàng do nhiều cơ quan đã bị nhiễm độc, nhất là tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, hô hấp da và máu.
Người bệnh suy thận giai đoạn 5 cần phải chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng thường xuyên nhằm duy trì sự sống và cải thiện tình trạng bệnh. Ghép thận ở giai đoạn này sẽ là phương pháp điều trị hiệu quả, mang lại hy vọng sống lâu dài cho người bệnh.
Suy thận mạn tiến triển thầm lặng, không có dấu hiệu báo trước nên xét nghiệm cơ bản, xét tổng quát định kỳ là cần thiết để tầm soát và có hướng xử trí kịp thời. Nhận biết, hiểu rõ những giai đoạn và triệu chứng bệnh suy thận sẽ giúp người bệnh ổn định tâm lý để an tâm điều trị, mang lại kết quả khả quan hơn. Dù ở giai đoạn suy thận mạn nào, người bệnh cũng cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời để làm chậm tiến trình của bệnh, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Khoa Nội Bệnh viện 22-12 từ lâu là địa chỉ khám nội uy tín ở Nha Trang. Khám Nội chuyên khám và điều trị các bệnh lý nội khoa như: thận – tiết niệu, tim mạch, nội tiết, hô hấp, thần kinh, tiêu hóa … Bác sĩ chuyên khoa Nội là người có kiến thức tổng quát về các chuyên khoa nên sẽ thăm khám lâm sàng khi chúng ta gặp các triệu chứng khó chịu mà chưa rõ nguyên nhân, đồng thời tư vấn người bệnh thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để hỗ trợ cho công tác khám và điều trị. Trong một số trường hợp, bác sĩ Nội tổng quát cũng sẽ kết hợp với các Bác sĩ chuyên khoa khác để đem lại kết quả điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhân.
Liên hệ 0769 115 115 hoặc inbox fanpage để được tư vấn nhé!