Các bệnh và Điều trị

Thoái hóa khớp gối: Khi nào cần phẫu thuật?

Thoái hóa khớp gối là một bệnh lý thường gặp và gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống của người bệnh. Quá trình điều trị thoái hóa khớp gối cần kết hợp giữa phương pháp nội khoa và phẫu thuật. Các trường hợp sử dụng thuốc hay vật lý trị liệu không hiệu quả, phẫu thuật sẽ được áp dụng cải thiện chức năng vận động và giảm đau. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn, theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh trước và sau khi phẫu thuật.

1. Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là tình trạng bề mặt sụn khớp bị tổn thương. Theo thời gian, lớp sụn này dần mòn đi, trở nên gồ ghề, mỏng hơn và mất đi tính đàn hồi không còn khả năng bảo vệ đầu xương. Sau đó, các biến đổi tại bề mặt khớp xuất hiện kèm theo sự lắng đọng canxi tạo nên các gai xương, dẫn đến biến dạng khớp và làm hỏng khớp.

Các dấu hiệu thoái hóa khớp gối theo thường diễn ra như sau:  

–  Sụn khớp bị tổn thương nhẹ, gây đau nhức nhẹ ở phía trước và trong khớp, đặc biệt khi vận động.

–  Đau nhức tăng lên đáng kể, nhất là khi vận động mạnh hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Ngoài ra, khớp gối còn bị cứng vào buổi sáng và thường mất đến 30 phút để trở lại bình thường.

– Sụn khớp bị hủy hoại nghiêm trọng, khoảng cách giữa các xương khớp giảm đi đáng kể. Người bệnh gặp khó khăn trong việc đi lại, lên xuống cầu thang và các hoạt động hàng ngày. Thêm vào đó, tiếng kêu trong khớp cũng trở nên rõ rệt hơn.

2. Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối

Các hoạt động hàng ngày như đi bộ, leo cầu thang, thậm chí ngồi hoặc nằm đều bị ảnh hưởng bởi thoái hóa khớp gối. Mặc dù phẫu thuật sẽ hỗ trợ làm giảm bớt triệu chứng nhưng bác sĩ thường đề nghị người bệnh áp dụng trước các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối khác, bao gồm:

Thuốc dùng bằng đường uống: Acetaminophen và thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen (Advil, Motrin) hoặc naproxen (Aleve) là những lựa chọn không cần đơn thuốc. Mặc dù các thuốc kháng viêm không steroid giúp giảm viêm nhưng các loại thuốc này với liều cao hơn chỉ được bán qua toa.

Thuốc tiêm khớp: Corticosteroid hay còn gọi là cortisone khi tiêm vào cơ thể có tác dụng chống viêm, giảm đau nhanh chóng và hiệu quả có thể kéo dài đến vài tháng. Mặt khác, tiêm axit hyaluronic giúp tăng lượng chất lỏng tự nhiên trong khớp, cải thiện sự linh hoạt của đầu gối. Dù mất vài tháng để có tác dụng tối đa nhưng hiệu quả của phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối này lại có khả năng kéo dài từ 6 tháng trở lên.

Tập thể dục và vật lý trị liệu: Các cơ hỗ trợ đầu gối sẽ được tăng cường khi tập thể dục. Vật lý trị liệu cũng là một phương pháp hữu ích đối với bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối. Các bác sĩ vật lý trị liệu sẽ xây dựng một chương trình điều trị riêng và xác định liệu người bệnh có cần sử dụng nẹp hay gậy hỗ trợ không. Nếu cần giảm cân, chế độ ăn uống kết hợp với việc tập thể dục sẽ giúp giảm trọng lượng và áp lực lên đầu gối.

Bổ sung dinh dưỡng: Các chất bổ sung như glucosamine và chondroitin được nhiều người sử dụng để điều trị viêm khớp nhưng các nghiên cứu về cách các loại chất này hoạt động có kết quả khác nhau.

Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối này có thể có tác dụng giảm đau và giúp người bệnh di chuyển dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu không mang lại hiệu quả lâu dài hoặc người bệnh không thể chịu đựng, bác sĩ sẽ đề xuất phẫu thuật. Trong đó, hai loại phẫu thuật phổ biến nhất cho thoái hóa khớp gối là phẫu thuật thay khớp gối và phẫu thuật nội soi khớp.

3. Khi nào nên phẫu thuật thoái hóa khớp gối?

Tình trạng viêm xương khớp thường có xu hướng xấu đi theo thời gian, khiến các phương pháp điều trị trở nên không hiệu quả. Khi bác sĩ kiểm tra khớp qua X-quang và phát hiện vấn đề nghiêm trọng như xương cọ xát với xương, đó có thể là dấu hiệu cho thấy phẫu thuật thay thế đầu gối là một lựa chọn cần cân nhắc. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ đánh giá tình trạng khớp qua các thang điểm LYSOM, WOMAC hoăc các câu hỏi như:

  • Ngưỡng đau như thế nào?
  • Đầu gối có bị mất ổn định không?
  • Các hoạt động hàng ngày như đi bộ có bị ảnh hưởng gì không?
  • Đau khớp gối kéo dài có ảnh hưởng đến công việc của bệnh nhân, từ đó đe dọa cuộc sống của họ không?
  • Thoái hóa khớp có gây khó ngủ không? 

Phẫu thuật khớp gối có thể là một vấn đề đối với những người trẻ có con. Tuy nhiên, đối với người ít vận động, khả năng đi bộ và leo cầu thang sau khi phẫu thuật sẽ giúp cải thiện cuộc sống.

Khi đã quyết định thực hiện phẫu thuật, người bệnh cần cân nhắc dành ra 8 đến 10 tuần để nghỉ ngơi và phục hồi. Nếu quay lại công việc quá sớm, không để cơ thể nghỉ ngơi đầy đủ hoặc không thực hiện các bài tập phục hồi sau phẫu thuật, người bệnh có khả năng gặp phải tình trạng cứng khớp và các vấn đề về phạm vi chuyển động.

Như bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, việc xuất hiện các cơn đau sau sau phẫu thuật và đối mặt với các nguy cơ như nhiễm trùng, đông máu hoặc viêm phổi là điều có thể xảy ra. Vì vậy, người bệnh hãy trao đổi với bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị đau nhức khớp gối phù hợp và xác định xem phẫu thuật có phải là giải pháp hợp lý trong thời điểm hiện tại. 

Tóm lại, khi các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối khác không hiệu quả, phẫu thuật là một lựa chọn để điều trị tình trạng này. Tuy nhiên người bệnh cần được thăm khám và tư vấn  kỹ lưỡng dựa trên tình trạng bệnh và nhu cầu của bệnh nhân. Vì vậy, nếu bị đau khớp gối kéo dài, người bệnh hãy đến ngay Bệnh viện 22-12 để được khám và đánh giá, từ đó tìm ra phương án điều trị thoái hóa khớp gối phù hợp. 

 

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Bệnh viện 22-12
Đ/c: 34/4 Nguyễn Thiện Thuật – Nha Trang

https://www.facebook.com/benhvien2212

CÁC BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ KHÁC

Đăng ký nhận tin

Đường link hữu ích

Vị trí bệnh viện 22-12

© Bệnh viện 22-12 | VK Hospital | Bệnh viện uy tín tại Nha Trang