Các bệnh và Điều trị

Phân biệt Sốt xuất huyết và Covid-19

Cả sốt xuất huyết và COVID-19 đều là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Tuy các triệu chứng khá giống nhau nhưng hai bệnh có những điểm đặc trưng riêng về yếu tố dịch tễ, đường lây truyền, diễn biến bệnh.

Vậy sốt xuất huyết và Covid-19 giống và khác nhau ở điểm nào? Hình dưới đây sẽ giúp bạn cách phân biệt 2 loại bệnh này.

  1. Đặc điểm giống nhau giữa sốt xuất huyết và Covid-19:  

–  Đều là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra.

–  Dấu hiệu phổ biến là sốt, đau đầu, mỏi người, ớn lạnh.

– Các triệu chứng diễn biến từ nhẹ đến nặng.

–  Với triệu chứng nhẹ, người bệnh có thể tự khỏi và có thể tự hồi phục tại nhà.

– Có nguy cơ diễn biến nặng, có thể gây tử vong, đặc biệt với những người mắc bệnh nền.

– Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi.

  1. Con đường lây truyền và thời gian ủ bệnh

– Sốt xuất huyết: Do virus Dengue gây nên. Virus Dengue được truyền từ người bệnh sang người lành qua vật chủ trung gian là muỗi Aedes Aegypti (muỗi vằn). SXH có thời gian ủ bệnh từ 5-7 ngày.

– Covid-19: Do vi rút SARS-CoV-2 gây ra, lây truyền từ người sang người qua các giọt bắn đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc giao tiếp, tiếp xúc gần. Thời gian ủ bệnh có thể lên đến 14 ngày, trung bình từ 4-5 ngày tính từ khi có tiếp xúc với mầm bệnh.

  1. Các triệu chứng của sốt xuất huyết và Covid-19:

SXH và Covid-19 khi khởi phát thường có những biểu hiện tương đối giống nhau và dễ gây nhầm lẫn:

  • Sốt xuất huyết:

– Sốt cao đột ngột, liên tục từ 39 – 40 độ trong 2 – 7 ngày liền.

– Chán ăn, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, đau bụng.

– Xuất huyết dưới dạng chấm rải rác trên da hoặc bầm chỗ chích, chảy máu cam, ói ra máu.

  • Covid-19:

– Sốt (trên 37,5 độ) hoặc ớn lạnh, mệt mỏi. – Ho, hụt hơi hoặc khó thở.

– Đau đầu, đau họng, đau cơ hoặc đau cả người.

– Mất vị giác hoặc khứu giác.

– Ngạt mũi hoặc chảy nước mũi.

– Buồn nôn hoặc nôn mửa.

– Tiêu chảy.

 4. Cách phòng bệnh sốt xuất huyết trong mùa dịch Covid-19 với các biện pháp phòng bệnh sau:

– Đổ sạch và cọ rửa, lật úp, đậy nắp hoặc vứt bỏ các vật dụng chứa nước một lần mỗi tuần, chẳng hạn như lọ hoa, lốp xe, xô, chậu cây, đồ chơi, hồ bơi hoặc thùng rác.

– Đậy kín các dụng cụ chứa nước (xô, bể nước, thùng đựng nước mưa) để muỗi không vào bên trong đẻ trứng.

– Thường xuyên kiểm tra các thùng chứa nước ở cả trong nhà và ngoài trời.

– Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…

– Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

– Sử dụng nhang muỗi,  thuốc/bình xịt diệt muỗi ,các loại thuốc chống muỗi phù hợp.

– Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

– Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Khi có những triệu chứng khởi đầu của hai bệnh lý trên, cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh được những hậu quả đáng tiếc, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc của bản thân.

Khoa Nội Bệnh viện 22-12 từ lâu là địa chỉ khám nội uy tín ở Nha Trang chuyên khám và điều trị các bệnh lý nội khoa như: tim mạch, nội tiết, hô hấp, thận, tiết niệu, thần kinh, tiêu hóa …

Theo dõi fanpage của Bệnh viện 22-12 để cập nhật nhiều thông tin bổ ích.

Liên hệ tư vấn dịch vụ: 0769 115 115 – (0258) 352 8857 để biết thêm thông tin chi tiết & đặt lịch hẹn khám ngay hôm nay!

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Bệnh viện 22-12
Đ/c: 34/4 Nguyễn Thiện Thuật – Nha Trang

https://www.facebook.com/benhvien2212

CÁC BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ KHÁC

Đăng ký nhận tin

Đường link hữu ích

Vị trí bệnh viện 22-12

© Bệnh viện 22-12 | VK Hospital | Bệnh viện uy tín tại Nha Trang