NỘI DUNG CHÍNH
Tầm soát ung thư hệ tiêu hóa là một tầm soát rất quan trọng. Việc này nên được thực hiện định kỳ hàng năm nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của hệ tiêu hóa.
Tại sao phải tầm soát ung thư đường tiêu hóa?
Ung thư đường tiêu hoá là loại ung thư phổ biến hàng đầu. Đây là 1 trong 4 loại ung thư gây tử vong nhiều nhất ở nước ta. Theo Hội Ung thư Việt Nam, bệnh ung thư đường tiêu hóa đang có xu hướng gia tăng với hơn 8.000 ca mắc mới mỗi năm, trong đó có gần 5.000 ca tử vong. Các loại ung thư đường tiêu hóa thường gặp là: ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng… Theo một nghiên cứu tại TP.HCM, ung thư dạ dày chiếm 6,8% ở nam giới và 3,7% ở nữ giới, ung thư đại trực tràng ở nam giới là 13,5% và nữ giới là 9,7%.
Bệnh ung thư đường tiêu hóa thường được phát hiện khá muộn. Nguyên nhân là do diễn tiến bệnh âm thầm, khó nhận biết. Khi đã có những triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã chuyển biến nặng. Chính vì vậy, tầm soát ung thư tiêu hóa định kỳ chính là công việc quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa. Đồng thời giúp phát hiện sớm bệnh ung thư khi khối u còn nhỏ, chưa xâm lấn, di căn. Giúp việc điều trị đạt kết quả tốt nhất, giảm nguy cơ tử vong. Đặc biệt khi phát hiện tổn thương ung thư đường tiêu hóa ở giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể được điều trị bằng thủ thuật cắt bỏ qua nội soi mà không cần phẫu thuật, nhằm tăng tỷ lệ sống cho người bệnh.
Những ai cần tầm soát ung thư đường tiêu hóa?
– Người có tiền sử gia đình mắc các bệnh về tiêu hóa như ung thư đại tràng, ung thư dạ dày, …
– Người có chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh. Thường xuyên hút thuốc, uống rượu bia, ăn nhiều đồ chiên rán, đồ cay nóng, mặn…
– Người trên 40 tuổi có tiền sử bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
– Những người có yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư tiêu hóa như: Có polyp, bị viêm loét dạ dày, viêm loét đại tràng, có vi khuẩn HP…
Những dấu hiệu cần phải tầm soát ung thư đường tiêu hóa sớm
Ở giai đoạn sớm, ung thư tiêu hóa không có những dấu hiệu rõ ràng. Tuy nhiên, nếu bạn có những dấu hiệu sau, tốt nhất bạn nên đi khám và tầm soát ung thư đường tiêu hóa để kiểm tra:
– Đầy hơi, chướng bụng kéo dài có khi kèm cảm giác khó chịu, buồn nôn
– Khó nuốt: Khi thực quản xuất hiện khối u sẽ trở nên hẹp hơn, khiến người bệnh bị đau khi nuốt thức ăn hoặc chất lỏng. Một số triệu chứng khác kèm theo khó nuốt bao gồm: khan tiếng, ho, ợ chua, ngạt thở khi no hoặc khi ăn nhanh.
– Hôi miệng: Ung thư thực quản khiến các cơ quan của hệ tiêu hóa hoạt động không ổn định, thức ăn không được tiêu hóa hết dẫn tới lên men do sự hoạt động của vi khuẩn. Điều này khiến mùi hôi thoát ra ngoài theo đường miệng. Hơi thở của người bệnh sẽ có mùi khó chịu, miệng luôn cảm thấy chua.
– Đau bụng từng đợt, không thuyên giảm mặc dù dùng thuốc
– Ợ nóng.
– Sụt cân nhanh chóng.
– Đi ngoài phân đen hoặc lẫn máu trong phân
– Thói quen đại tiện thay đổi: Nếu bạn bị táo bón, tiêu chảy thường xuyên và kéo dài thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa đang trục trặc. Một số dấu hiệu khác kèm theo bao gồm: đau quặn ruột, mót đi cầu, phân nhỏ dẹt…
Khám tầm soát ung thư đường tiêu hóa tại Bệnh viện 22 – 12
Hiện tại, bệnh viện 22 -12 có 3 gói khám tầm soát ung thư đường tiêu hóa cho bệnh nhân, bao gồm:
– Khám tầm soát ung thư dạ dày
– Khám tầm soát ung thư đại tràng
– Khám tầm soát ung thư dạ dày và đại tràng
Khoa Nội soi tiêu hóa Bệnh viện 22 -12 được xem là một trong những “địa chỉ vàng” được hàng ngàn bệnh nhân “chọn mặt gửi vàng”. Với phương pháp nội soi gây mê, không đau, không khó chịu. Máy móc trang thiết bị hiện đại, tiên tiến được nhập khẩu từ Nhật Bản. Hệ thống máy rửa dây nội soi tự động cùng phòng vô trùng tuyệt đối, tránh lây nhiễm chéo… Bên cạnh đó là đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề… Khoa Nội soi tiêu hóa đã chữa trị cho hàng ngàn ca bệnh về đường tiêu hóa.
Hãy thực hiện tầm soát ung thư đường tiêu hóa ngay khi có một trong những dấu hiệu nghi ngờ như trên.
Liên hệ hotline 0769 115 115 hoặc inbox fanpage Bệnh viện 22-12 để được tư vấn sớm nhất nhé!