Các bệnh và Điều trị

Những điều nên biết về chàm sữa ở trẻ em

Chàm sữa hay còn có tên gọi là lác sữa, viêm da cơ địa, eczema. Là bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt là trẻ từ 2 tháng đến dưới 1 tuổi. Bị chàm sữa khiến cho da bé trở nên khô hơn, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Dẫn đến dễ bị nhiễm trùng, dị ứng da.

Nguyên nhân trẻ bị chàm sữa

– Do yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có bố mẹ hoặc người thân từng có tiền sử bị các bệnh về da như chàm, mề đay, hắc lào… Thì tỷ lệ bé bị mắc bệnh cũng sẽ cao hơn so với các trẻ bình thường khác.

– Do bệnh lý: trẻ có rối loạn chức năng bài tiết, tiêu hóa có khả năng bị chàm sữa cao hơn trẻ bình thường.

– Thay đổi quá trình chuyển hóa: Sự thay đổi đột ngột quá trình chuyển hóa tự nhiên diễn ra trong cơ thể đứa trẻ. Từ đó kích hoạt hệ thống miễn dịch của trẻ. Gây ra phản ứng miễn dịch biểu hiện là bệnh chàm.

– Môi trường: trẻ sống trong môi trường bị ô nhiễm như: khói xe, khói thuốc.

– Khí hậu: thay đổi thời tiết cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh chàm sữa.

– Thực phẩm: do cơ thể bé dị ứng với một số thành phần trong sữa mẹ hoặc một số loại thức ăn. Ví dụ: Sữa bò, hải sản, ăn nhiều trứng trong tuần.

– Hóa chất gây kích ứng da: bột giặt, xà bông, nước hoa, tinh dầu …

Biểu hiện của chàm sữa

– Vị trí xuất hiện: hai bên má, trên mặt, có thể ở chân, tay và lan rộng trên toàn thân.

– Trên da bắt đầu nổi các nốt mẩn đỏ, nhỏ li ti, sau đó tiến triển thành mụn nước.

– Mụn nước khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, khi bị trầy xước và vỡ sẽ tiết dịch, tiến triển đóng vảy.

– Sờ vào vùng da bị khô và đóng vảy sẽ thấy thô ráp, khô và căng.

– Các dấu hiệu khác có thể gặp kèm theo như dị ứng, viêm mũi, hen suyễn.

Cách chăm sóc khi trẻ bị chàm sữa

– Dưỡng ẩm cho trẻ: Da khô có thể dẫn đến phát bệnh chàm sữa. Do đó, bố mẹ có thể bôi kem dưỡng da hoặc dưỡng ẩm (lotion) lên da của trẻ, đặc biệt ngay sau khi tắm. ​

– Hạn chế sử dụng sản phẩm có mùi hương : Da của bé rất nhạy cảm, không nên sử dụng các loại xà phòng hoặc chất tẩy rửa, khăn giấy ướt có mùi thơm. Nên sử dụng các sản phẩm nhẹ, sản phẩm đặc hiệu chuyên dành cho em bé. Ưu tiên không chứa thuốc nhuộm, không mùi.

– Trang phục: Quần áo thô cứng có thể làm xước và kích ứng da của trẻ. Bố mẹ nên cho trẻ mặc các loại trang phục với loại vải mềm, thoáng khí như 100% cotton là tốt nhất.

– Tránh các chất gây dị ứng: ví dụ như: Bụi, phấn hoa, lông chó mèo, các loại thức ăn từng gây dị ứng cho trẻ

– Uống nhiều nước: Cho trẻ uống đủ nước (đối với trẻ trên 6 tháng tuổi) mỗi ngày. Điều đó sẽ cung cấp cho làn da của trẻ độ ẩm cần thiết (tuỳ thuộc vào độ tuổi và cân nặng mà trẻ uống bao nhiêu lượng nước). ​

Điều trị chàm sữa tại Bệnh viện 22-12

Nếu áp dụng những cách trên nhưng tình trạng chàm sữa ở trẻ không thuyên giảm. Ngược lại nếu trẻ có những dấu hiệu sốt, bỏ ăn, quấy khóc. Hoặc bội nhiễm mủ trên vết chàm, tổn thương da lan rộng hết toàn mặt của trẻ. Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám kịp thời để có những hướng điều trị phù hợp với tình trạng của trẻ. ​

Phòng khám da liễu Bệnh viện 22-12 với bác sĩ dày dặn kinh nghiệm. Là một trong những phòng khám chăm sóc da uy tín trên địa bàn Khánh Hòa. Nếu tình trạng chăm sóc trẻ bị chàm sữa ở nhà không tiến triển tốt hoặc bé có bất kỳ bất thường nào, ba mẹ hãy đưa ngay đến bệnh viện để được các bác sĩ khám và điều trị kịp thời.

Liên hệ hotline 0769 115 115 hoặc inbox fanpage Bệnh viện 22-12 để được tư vấn nhé!

 

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Bệnh viện 22-12
Đ/c: 34/4 Nguyễn Thiện Thuật – Nha Trang

https://www.facebook.com/benhvien2212

CÁC BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ KHÁC

Đăng ký nhận tin

Đường link hữu ích

Vị trí bệnh viện 22-12

© Bệnh viện 22-12 | VK Hospital | Bệnh viện uy tín tại Nha Trang