Các bệnh và Điều trị

Các dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu cần biết để đón con yêu

Chào đón thiên thần bé nhỏ ra đời là điều hạnh phúc nhất, bố mẹ nào cũng mong muốn có sự chuẩn bị tốt nhất cho con yêu của mình. Vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu thường rất lo lắng (đặc biệt là đối với những mẹ bầu sinh con so). Nhiều Mẹ bầu hỏi Bác sĩ, thời điểm nào con yêu ra đời? Làm sao để biết thời điểm nào có thể sinh? Dưới đây là một số các Biểu hiện và dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh giúp mẹ bầu dễ dàng nhận biết và chuẩn bị cho mình tâm lý thoải mái để có một cuộc hành trình mẹ tròn con vuông.

Bệnh viện 22-12 | Các dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu cần biết để đón con yêu

Bài viết được chia sẻ bởi BS Lục Thị Hợp – Khoa phụ sản Bệnh viện 22-12

Chuyển dạ là gì?

Chuyển dạ là quá trình diễn biến của nhiều hiện tượng, quan trọng nhất là những cơn co tử cung làm cho cổ tử cung xóa mở dần , kết quả là thai và nhau được sổ ra ngoài.

Một  thai kỳ bình thường sẽ được phân chia như sau:

– Chuyển dạ đủ tháng khi tuổi thai từ tuần 38 – 42 tuần ( trung bình là 40 tuần – ngày dự kiến sinh).

– Chuyển dạ non tháng khi tuổi thai từ 22- 37 tuần.

– Thai già tháng khi tuổi thai 42 tuần trở lên.

Các dấu hiệu chuyển dạ dự báo thường gặp

“Mang thai 9 tháng 10 ngày”  là câu nói mà các mẹ bầu hay được nghe nhất,  nhưng thời điểm sinh bé thật sự rất khó xác định, vì vậy mẹ có thể tham khảo các dấu hiệu dự báo dưới đây , để có sự chuẩn bị cho cuộc “ vượt cạn “ , chào đón bé yêu của mình 1 cách tốt nhất nhé.

1. Cơn co tử cung chuyển dạ thực sự.

Cơn co tử cung chuyển dạ là 1 trong những dấu hiệu mà thai phụ thường  gặp nhất. Trong 3 tháng cuối thai kỳ những cơn co thắt tử cung đôi khi vẫn xuất hiện, nhưng với tần xuất không đều, và không gây đau, không gây xóa mở cổ tử cung, đó là những cơn co sinh lý hay những cơn chuyển dạ giả.

Khi bắt đầu chuyển dạ, cơ co tử cung thực sự sẽ xuất hiện với cường độ và tần xuất tăng dần. Thai phụ sẽ cảm thấy bụng căng cứng lên, kèm theo đau, cơn đau sẽ không giảm mặc dù có thay đổi tư thế, tần xuất diễn ra cơn đau sẽ đều đặn hơn, khoảng 5-10 phút sẽ xuất hiện 1 cơn co kéo dài từ 30-60 giây, sau đó sẽ tăng dần. Vì vậy sẽ không quá khó để thai phụ có thể phân biệt giữa cơn co sinh lý và cơn co chuyển dạ thật sự.

2. Bong nút nhầy cổ tử cung.

Nút nhầy là một khối chấy nhầy nằm tại lỗ cổ tử cung, được hình thành khi bắt đầu có thai, nó hoạt động như là 1 hàng rào ngăn chặn vi khuẩn, và các nguồn lây nhiễm khác đi vào tử cung.

Khi bắt đầu có sự chuyển dạ , thai phụ sẽ thấy âm đạo tiết ra chấy nhầy hồng hoặc hơi đỏ, đây chính là hiện tượng bung nút nhầy cổ tử cung, báo hiệu cho sự chuyển dạ sắp bắt đầu.

3. Vỡ ối

Đây là dấu hiệu sắp sinh rõ ràng cho thấy thai phụ bắt đầu vào chuyển dạ, sắp sinh bé. Thai nhi được bảo vệ trong bụng mẹ bởi túi ối, khi ối vỡ nghĩa là em bé đã chuẩn bị chào đời. Cảm giác ối vỡ ở mỗi thai phụ là không giống nhau. Thai phụ sẽ cảm thấy có dòng nước chảy ra đột ngột từ đường âm đạo, ở một số trường hợp khác thai phụ chỉ cảm thấy nước chảy ra thành dòng nhỏ, chầm chậm xuống dưới chân.

Nước ối đặc trưng với mùi tanh nồng, màu trắng đục. Nếu thai phụ nghi ngờ mình bị vỡ ối nên đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám kịp thời.

4. Sa bụng dưới

Vào giai đoạn cuối thai kỳ , thai nhi sẽ di chuyển dần xuống khu vực xương chậu của người mẹ để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Hiện tượng này có thể xảy ra trước một vài tuần, thậm chí vài giờ trước khi sinh. Song những thai phụ sinh con lần thứ 2 trở đi dấu hiệu này khá mơ hồ.

Trong thời điểm này đầu thai nhi sẽ chèn ép lên bàng quang , và làm cho thai phụ đi tiểu thường xuyên hơn. Lúc này cảm giác trằn nặng bụng dưới nhiều hơn , mẹ bầu sẽ thấy mình di chuyển khó khăn hơn, nặng nề hơn. Tin vui cho các mẹ bầu là mình sẽ cảm giác dễ thở hơn, vì bé đã không còn lấn chiếm không  gian và làm giảm áp lực lên lồng ngực.

5. Cổ tử cung giãn nở

Trong những tuần cuối thai kỳ, đoạn dưới của tử cung sẽ bắt đầu chuẩn bị cho cuộc chuyển dạ bằng cách giãn ra và mỏng đi dần trước khi mẹ bầu chuyển dạ. Khi khám thai định kỳ các bác sĩ có thể đánh giá và theo dõi sự xóa mở cổ tử cung qua thăm khám âm đạo.

6. Đau lưng

Khi sắp sinh bạn có thể sẽ cảm thấy tình trạng đau mỏi 2 bên khớp háng hoặc vùng lưng trở nên nặng nề hơn. Nguyên nhân của tình trạng này là các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung sẽ bị giãn , kéo căng ra để chuẩn bị cho thai nhi chào đời.

Khi có dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu nên làm gì?

Thực tế, ngày dự sinh chỉ là dự kiến và nhiều trường hợp sẽ không đúng như dự kiến, do đó khi xuất hiện các dấu hiệu sắp sinh em bé, bạn cần bình tĩnh , không lo lắng và đến ngay Cơ sở y tế thăm khám, để biết chính xác đã đến thời điểm nhập viện hay chưa.

Trên đây là 1 trong những dấu hiệu dự báo hay gặp nhất của 1 cuộc chuyển dạ. Tuy nhiên tại bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ , nếu thai phụ cảm thấy lo lắng , mặc dù không có dấu hiệu chuyển dạ nào, hoặc xuất hiện các triệu chứng khác như: mệt mỏi, phù , đau đầu… bạn cũng nên đến gặp bác sĩ của mình để được thăm khám và tư vấn xác định tình trạng, sức khỏe của thai nhi 1 cách chính xác nhất .

Bệnh viện 22-12 mang tới dịch vụ thai sản trọn gói với chế độ chăm sóc đặc biệt, hoàn hảo nhất giúp mẹ bầu và gia đình giải toả hoàn toàn nỗi băn khoăn trong suốt thời kỳ mang thai và vượt cạn.

Bệnh viện 22-12 | Các dấu hiệu chuyển dạ mà mẹ bầu cần nhớ để đón con yêu

Ngoài ra, có bố đồng hành trong suốt quá trình chuyển dạ và sinh con đã luôn là mong mỏi của nhiều bố mẹ bầu trong những năm qua. Từ tháng 10/2021, Bệnh viện 22-12 đã chính thức triển khai dịch vụ “Phòng sinh gia đình”

Theo dõi fanpage của Bệnh viện 22-12 để cập nhật nhiều thông tin bổ ích. 

Mọi thông tin chi tiết về chương trình thai sản trọn gói và đăng ký khám, các chương trình khuyến mãi, Quý Khách có thể liên hệ đến đường dây tư vấn : 0258 352 8857 – 0769 115 115

 

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Bệnh viện 22-12
Đ/c: 34/4 Nguyễn Thiện Thuật – Nha Trang

https://www.facebook.com/benhvien2212

CÁC BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ KHÁC

Đăng ký nhận tin

Đường link hữu ích

Vị trí bệnh viện 22-12

© Bệnh viện 22-12 | VK Hospital | Bệnh viện uy tín tại Nha Trang