Các bệnh và Điều trị

Chế độ ăn FODMAP thấp cho bệnh nhân hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn tiêu hóa chức năng (tiêu hóa ) có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống do đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy và/hoặc táo bón. Trong các phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích  bao gồm sử dụng thuốc, giảm bớt căng thẳng… thì việc duy trì một chế độ ăn lành mạnh rất quan trọng. Trong đó, một chế độ ăn ít FODMAP sẽ mang lại những lợi ích đáng kể cho những bệnh nhân đang điều trị hội chứng ruột kích thích giúp giảm các triệu chứng và giúp kiểm soát tình trạng bệnh một cách lâu dài.

FODMAP là từ viết tắt của “Fermentable Oligo-, Di-, Monosaccharides and Polyols” (các loại saccharide và cồn có thể lên men), chúng là những carbohydrate chuỗi ngắn mà “một số người không thể tiêu hóa được”, thay vào đó, chúng đi tới tận cuối đường ruột – nơi có vi khuẩn ruột sống. Sau đó, vi khuẩn đường ruột dùng các carbohydrate này để làm nhiên liệu sản xuất ra các hydro và gây ra các triệu chứng tiêu hóa, FODMAP cũng lưu giữ các chất lỏng trong lòng ruột nên có thể gây nên tiêu chảy.

Tác nhân kích thích của mỗi người bệnh là khác nhau, vì vậy người bệnh cần phải theo dõi các triệu chứng của mình để biết cần tránh những loại thực phẩm nào.

Bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích nên tránh hoặc hạn chế các thực phẩm trong nhóm nhiều FODMAP và ưu tiên lựa chọn sử dụng các thực phẩm trong nhóm ít FODMAP.

Các thực phẩm chứa nhiều FODMAP cần hạn chế hoặc tránh

  • Rau, củ, quả: Atiso, măng tây, bông cải xanh, củ dền, cải Brussels, cải bẹ trắng, tỏi, hạt thì là, tỏi tây, nấm, đậu bắp, đậu, hẹ tây, củ cải đường, súp lơ, cần tây.
  • Trái cây:táo, mơ, anh đào, sung, xoài, anh đào, hoa quả đóng hộp, chà là, sung, đào, lê, mận và dưa hấu.
  • Đạm: Xúc xích, thịt tôm cá tẩm bột chiên xù, thịt và cá ăn kèm với nước sốt có hành tây.
  • Chất béo : Hạnh nhân, hạt điều, quả bơ, đậu xanh, đậu lăng, đậu nành, đậu Hà Lan tách đôi, đậu gà.
  • Tinh bột : bánh mì, ngũ cốc, mì ống các loại ngũ cốc ăn sáng, bánh tortilla, bánh waffle, bánh kếp, bánh quy.
  • Sản phẩm từ sữa: như phô mai tươi, phô mai kem, sữa, quark, ricotta và sữa chua.
  • Các chất làm ngọt: Fructose trong mật ong, si rô bắp…;xylitol trong kẹo cao su, maltitol trong kẹo mềm,mứt, thạch,…; sorbitol trong trái cây táo, mơ, chà là, quả mọng, đào, mận…
  • Một số đồ uống: trà chai, trà hoa cúc, nước dừa, rượu tráng miệng và rượu rum.

Những loại thực phẩm ít FODMAP bạn nên dùng trong chế độ ăn

Mục đích chính của chế độ ăn này không phải là loại bỏ hoàn toàn FODMAP, vì điều này cực kỳ khó khăn, Bệnh nhân chỉ cần giảm bớt, hạn chế để đỡ các triệu chứng về vấn đề tiêu hóa.

Những thực phẩm có thể ăn được trong chế độ ăn ít FODMAP:

  • Rau, củ, quả: Cỏ linh lăng, ớt chuông, cải thìa, dưa chuột, gừng, rau diếp, trái ô-liu, củ cải vàng, khoai tây, củ cải đỏ, bí, khoai lang, cà chua, củ cải, củ từ, củ năng, bí ngòi, giá đỗ, cà rốt, cà tím, cải xoăn, rau bina, hẹ, hành lá (chỉ ăn phần xanh).
  • Trái cây: dưa vàng, bưởi, nho,chanh dây, mâm xôi, dâu tây, chuối chưa chín, quả việt quất, kiwi, chanh, quýt, cam, đu đủ, dứa.
  • Đạm: Thịt bò, thịt gà, trứng, cá, thịt cừu, thịt lợn, gà tây, đậu hũ.
  • Chất béo: bơ nhạt, đậu phộng, hạt mắc ca, hạt mè, quả hồ đào, hạt thông , quả óc chó, hạt chia, hạt bí, vừng và hướng dương.
  • Tinh bột: ngô, diêm mạch, cao lương, gạo lứt, kiều mạch, kê, yến mạch không chứa gluten, bột sắn.
  • Các sản phẩm từ sữa: Các sản phẩm từ sữa không chứa lactose và phô mai cứng (như loại brie và camembert), phô mai Cheddar, kem, phô mai feta, các sản phẩm thay thế sữa không chứa sữa.
  • Chất làm ngọt: Siro cây phong, cây thích, mật mía, cỏ ngọt stevia và các chất làm ngọt nhân tạo.
  • Đồ uống: Nước, trà đen, cà phê, trà xanh, rượu gin, trà bạc hà, rượu vodka, trà trắng.

Như bạn thấy, có rất nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và giàu dinh dưỡng có thể ăn được trong chế độ ăn uống ít FODMAP.

Trung tâm Nội soi tiêu hóa Bệnh viện 22-12 là nơi uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về tiêu hóa. Đội ngũ bác sĩ Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Bệnh viện 22-12
Đ/c: 34/4 Nguyễn Thiện Thuật – Nha Trang

https://www.facebook.com/benhvien2212

CÁC BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ KHÁC

Khám dinh dưỡng cho trẻ

Hãy đăng ký khám ngay với bác sĩ dinh dưỡng của Bệnh viện 22-12 để được thăm khám và tư vấn toàn diện: –           Đánh

Khám dinh dưỡng cho trẻ

Hãy đăng ký khám ngay với bác sĩ dinh dưỡng của Bệnh viện 22-12 để được thăm khám và tư vấn toàn diện: –           Đánh

Đăng ký nhận tin

Đường link hữu ích

Vị trí bệnh viện 22-12

© Bệnh viện 22-12 | VK Hospital | Bệnh viện uy tín tại Nha Trang