Các bệnh và Điều trị

Hội chứng ruột kích thích (Irritable Bowel Syndrome – IBS)

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích (Irritable Bowel Syndrome – IBS) hay còn gọi là rối loạn chức năng đường tiêu hóa là một trong những bệnh đường ruột phổ biến nhất, với tỷ lệ mắc từ 5-20% dân số, đặc trưng bởi tình trạng đau bụng tái đi tái lại, thay đổi thói quen đi ngoài, cảm giác chướng và khó chịu ở bụng. Đây là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng, tái đi tái lại nhiều lần mà khi người bệnh đi khám, làm các xét nghiệm đều không tìm thấy các tổn thương thực thể ở ruột.

Hội chứng ruột kích thích được chia thành bốn loại dựa trên các triệu chứng của người bệnh. Phương pháp điều trị cũng theo đó mà thay đổi cho phù hợp:

  • Hội chứng ruột kích thích thể táo bón
  • Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy
  • Hội chứng ruột kích thích thể hỗn hợp (có cả tiêu chảy và táo bón)
  • Hội chứng ruột kích thích không xác định

Benh vien 22-12 | Hội chứng ruột kích thích

Triệu chứng hội chứng ruột kích thích

  • Đau bụng tái phát là triệu chứng đặc trưng của hội chứng ruột kích thích, thường gặp vùng bụng dưới, đau âm ỉ hoặc từng cơn, liên quan đến đại tiện.
  • Táo bón, tiêu chảy,trong một số trường hợp có thể xen kẽ các đợt tiêu chảy và táo bón.
  • Chướng bụng, đầy hơi:Tình trạng này thường xảy ra vào ban ngày, nhất là vào buổi trưa.

Những triệu chứng trên thường lặp đi lặp lại nhiều lần. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể xuất hiện các dấu hiệu khác như Chuột rút, Mệt mỏi, Đau mỏi cơ, Rối loạn giấc ngủ, Cảm giác đi không hết phân, Trung tiện nhiều…

Ngoài ra, tình trạng đau bụng còn liên quan đến số lần đại tiện (tăng lên trong hội chứng ruột kích thích với tiêu chảy, giảm trong hội chứng ruột kích thích với táo bón) và độ cứng của phân (ví dụ lỏng hoặc thành khuôn và rắn). Benh vien 22-12 | Hội chứng ruột kích thích

Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích

Hiện nay, vẫn chưa thể xác định nguyên nhân chính xác dẫn đến hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh có thể kể đến như:

  • Chế độ ăn uống: Cơ thể phản ứng với một số loại thức ăn không phù hợp hoặc đồ ăn đã bị ôi thiu, đồ ăn để lâu ngày,… người bệnh sẽ kích thích dạ dày và ruột già, những kích thích này sẽ gây ra tăng nhu động ruột, gây hội chứng ruột kích thích.
  • Những bất ổn về tâm lý, đặc biệt là tình trạng căng thẳng kéo dài
  • Nội tiết tố: Tình trạng rối loạn nội tiết tố có thể gây ra những rối loạn chức năng của hệ tiêu hóa, dẫn tới thay đổi nhu động ruột và làm tăng nguy cơ mắc hội chứng hội chứng ruột kích thích.
  • Tiền sử gia đình có người bị bệnh.

Ai có nguy cơ mắc bệnh ruột kích thích

Bệnh ruột kích thích có thể xảy ra ở mọi đối tượng thuộc bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên, phổ biến hơn ở nhóm người từ 20 – 50 tuổi. Hơn nữa, phụ nữ có khả năng dễ bị hội chứng ruột kích gấp đôi nam giới.

Những nguyên nhân khiến bạn tăng nguy cơ bị hội chứng ruột kích thích:

  • Thường xuyên bị căng thẳng, lo lắng
  • Gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu
  • Có bệnh sử hoặc đang bị nhiễm trùng đường tiêu hóa nặng
  • Có chế độ ăn uống không điều độ, không khoa học hoặc người có thói quen bỏ bữa, nhịn ăn
  • Người có người nhà từng bị hội chứng ruột kích thích

Điều trị hội chứng ruột kích thích

Điều trị hội chứng ruột kích thích tập trung nhiều vào chế độ ăn và dinh dưỡng, kết hợp với uống thuốc điều trị triệu chứng nổi trội và thay đổi lối sống khoa học để phục hồi và cải thiện chức năng đại tràng.

  • Chế độ ăn

Khi đang có triệu chứng rối loạn tiêu hóa nên tránh ăn các thức ăn, nước uống không thích hợp. Thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi như: Khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả có nhiều đường (cam, quýt, xoài, mít…). Đồ uống nhiều đường và có gas, chất kích thích (rượu, cà phê, gia vị chua cay…). Những thức ăn để lâu, bảo quản không tốt. Nếu có ỉa chảy tránh ăn quá nhiều thức ăn có nhiều chất xơ (rau muống, rau cải, dưa…).

  • Chế độ luyện tập

Luyện tập chế độ đại tiện 1 lần trong ngày, xoa bụng buổi sáng khi ngủ dậy để gây cảm giác muốn đại tiện.

Luyện tập thư giãn, khí công, tập thể dục, đi bộ thường xuyên.

  • Thuốc điều trị triệu chứng: táo bón, tiêu chảy, thuốc giảm đau chống co thắt,…

Cách phòng ngừa hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích có thể phòng ngừa hiệu quả bằng cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt và thay đổi chế độ ăn, cụ thể như sau:

– Hãy duy trì một chế độ sinh hoạt và ăn uống đều đặn

– Uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.

– Không nên ăn những thực phẩm cay nóng nhiều, dầu mỡ và các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn

– Hạn chế những loại nước uống có gas, bia rượu, đồ uống có chứa caffeine,…

– Những loại trái cây có hàm lượng fructose cao cần ăn có kiểm soát. Không nên ăn quá 240g mỗi ngày

– Không tự ý sử dụng thuốc, không lạm dụng thuốc điều trị tiêu chảy hay thuốc nhuận tràng để tránh gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng.

– Thường xuyên tập thể dục thể thao, mỗi ngày nên tập khoảng 30 phút và lưu ý lựa chọn những bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe, không nên tập quá sức.

Trung tâm Nội soi tiêu hóa Bệnh viện 22-12 là nơi uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về tiêu hóa. Đội ngũ bác sĩ Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Bệnh viện 22-12
Đ/c: 34/4 Nguyễn Thiện Thuật – Nha Trang

https://www.facebook.com/benhvien2212

CÁC BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ KHÁC

Đăng ký nhận tin

Đường link hữu ích

Vị trí bệnh viện 22-12

© Bệnh viện 22-12 | VK Hospital | Bệnh viện uy tín tại Nha Trang