NỘI DUNG CHÍNH
Gần đây, tình hình dịch bệnh Tay chân miệng (TCM) đang có chiều hướng diễn biến phức tạp tại Khánh Hòa. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa (CDC), 07 tháng đầu năm 2023 (tính đến ngày 20/07/2023) có 1205 ca mắc tay TCM, 01 ca tử vong. Tính từ ngày 01/7 tới 20/7/2023 đã ghi nhận 795 ca, số ca mắc tăng cao vào tháng 6 với 267 ca và tháng 7 với 795 ca. Vượt qua trung bình 5 năm 2018-2022. Riêng đầu tháng 7 vượt ngưỡng cảnh báo dịch, dự báo số ca mắc TCM ở mức cao vào tháng tiếp theo.
Riêng Khoa Nhi Bệnh viện 22-12 tiếp nhận rất nhiều bệnh nhi nhập viện cách ly bị mắc bệnh TCM. Tại các trường mầm non, trẻ đi học bị lây chéo bệnh ngày càng nhiều. Trước diễn biến phức tạp mà căn bệnh này gây ra, nhằm giúp cho các bố mẹ nắm được những dấu hiệu và cách chăm sóc trẻ khi bệnh. Bệnh viện 22-12 xin mời bố mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây:
Bệnh Tay chân miệng là bệnh khá phổ biến ở trẻ. Bùng phát mạnh nhất vào giai đoạn chuyển mùa, nhất là vào mùa hè khi thời tiết nóng ẩm, thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh. Trẻ em là đối tượng chính mắc bệnh bởi trẻ có sức đề kháng yếu. Đặc biệt là trẻ ở độ tuối dưới 10 tuổi. Bệnh chủ yếu lây lan ở những nơi đông người như trường học, nhà trẻ…
Căn bệnh này lây lan rất nhanh nhưng lại chưa có vắc xin phòng ngừa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng rất nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ, thậm chí tử vong:
- Biến chứng thần kinh: Viêm não, viêm thân não, viêm màng não, viêm não tủy.
- Biến chứng tim mạch, hô hấp: Viêm cơ tim, khó thở, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim và trụy mạch.
Cha mẹ cần nắm rõ dấu hiệu nhận biết biến chứng bệnh Tay chân miệng để đưa trẻ đi nhập viện càng sớm càng tốt:
– Trẻ đang bị biến chứng
- Giật mình chới với (thường khi bắt đầu thiu thiu ngủ);
- Ngủ nhiều, li bì;
- Run tứ chi, đi đứng loạng choạng, yếu tay, yếu chân.
– Trẻ đã bị biến chứng nặng
- Thở mệt;
- Khóc khan;
- Da nổi bông, lạnh tứ chi;
- Mạch nhanh;
- Huyết áp cao.
Chăm sóc trẻ đúng cách sẽ giúp cho quá trình điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất. Giảm thiểu tối đa nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
- Ngay sau khi phát hiện trẻ mắc bệnh, cần tiến hành cách ly trẻ bị bệnh với các trẻ khác và người lớn trong nhà. Không nên cho trẻ đến trường học trong khoảng thời gian từ 10 – 14 ngày kể từ ngày phát bệnh.
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn, đồ uống. Khi cho trẻ nhỏ ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh, thay tã cho trẻ và sau khi tiếp xúc với các bọng nước.
- Sử dụng xà phòng, khử trùng để làm sạch các vật dụng trẻ tiếp xúc.
- Tránh ôm, hôn, dùng chung quần áo, đồ dùng cá nhân với trẻ nhiễm bệnh.
- Hướng dẫn trẻ che miệng và mũi khi hắt hơi, ho.
- Không được tùy ý sử dụng kháng sinh khi điều trị bệnh cho trẻ tại nhà.
- Theo dõi tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời. Nếu trẻ có các biểu hiện bất thường như sốt cao, li bì, mất tỉnh táo cần nhập viện ngay lập tức, tránh biến chứng nguy hiểm.
Tại Nha Trang, khi bé bị bệnh Tay chân miệng, cha mẹ có thể đưa bé đến Khoa nhi Bệnh viện 22-12 để có sự chăm sóc và cách ly y tế tốt nhất.
Khoa Nhi Bệnh viện 22-12 mỗi ngày chỉ nhận bệnh nhân với số lượng giới hạn. Vì bệnh viện muốn nâng cao và đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh một cách tốt nhất cho các bé. Các bệnh nhân nhí sẽ được khám và điều trị bệnh trong môi trường an toàn, hạn chế tối thiểu việc lây lan chéo đối với các bệnh truyền nhiễm.
Với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, điều dưỡng hiền lành, yêu trẻ, chu đáo, nhiệt tình. Bệnh viện 22-12 là nơi đáng tin tưởng khi đã điều trị hàng trăm ca bệnh tay chân miệng cho trẻ, hứa hẹn sẽ chăm sóc sức khỏe cho bé một cách tốt nhất.
Cha mẹ liên hệ hotline 0769 115 115 để được tư vấn dịch vụ!