NỘI DUNG CHÍNH
Hưởng ứng “Ngày thế giới phòng chống tăng huyết áp”. Ngày 17/5/2022, với chủ đề “Hãy đo đúng và kiểm soát tốt huyết áp để sống khoẻ, sống lâu”. Bộ y tế hy vọng người dân có những kiến thức cơ bản và cách phòng bệnh hiệu quả về căn bệnh này.
Tăng huyết áp là gì?
Là bệnh lý mạn tính, xảy ra khi áp lực máu lên thành động mạch tăng cao hơn so với bình thường. Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim. Đây cũng căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng.
Theo công văn số 491/ DP-KLN của Bộ Y tế về việc hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống tăng huyết áp năm 2022. Cho rằng: “Việt Nam hiện có khoảng 17 triệu người bị tăng huyết áp, tức là cứ bốn người trưởng thành thì có một người mắc. Tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim và các bệnh tim mạch này đang là nguyên nhân tử vong số một tại Việt Nam. Chiếm trên 35% tổng số ca tử vong toàn quốc. Đặc biệt, trong 17 triệu người mắc tăng huyết áp ở cộng đồng thì có tới trên 50% chưa được phát hiện và trên 70% chưa được điều trị”.
Chính vì sự nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp. Nhằm mục đích nâng cao hiểu biết của cộng đồng, xã hội về gánh nặng của bệnh. Thêm vào đó là các biện pháp hiệu quả phòng, chống tăng huyết áp, bệnh tim mạch hiệu quả. Hiệp hội Tăng huyết áp chọn ngày 17 tháng 5 hàng năm là “Ngày thế giới phòng chống tăng huyết áp”.
Hưởng ứng “Ngày thế giới phòng chống tăng huyết áp”, ngày 17/5/2022 với chủ đề “Hãy đo đúng và kiểm soát tốt huyết áp để sống khoẻ, sống lâu”. Bộ y tế hy vọng người dân có những kiến thức cơ bản và cách phòng bệnh hiệu quả về căn bệnh này.
Triệu chứng bệnh cao huyết áp?
Sở dĩ bệnh cao huyết áp được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi triệu chứng của nó không rõ ràng. Nói cách khác, không thể nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu hoặc triệu chứng cụ thể nào, mặc dù bệnh đã tiến triển khá nghiêm trọng. Lúc này, các biến chứng tim mạch có thể đột ngột xuất hiện và tước đi tính mạng bệnh nhân chỉ trong cái chớp mắt. Một số ít bệnh nhân bị cao huyết áp có thể biểu hiện một số triệu chứng thoáng qua. Đó có thể là đau đầu, choáng, chóng mặt, khó thở, hoặc hiếm hơn là chảy máu cam…
Vì thế, cách duy nhất để nhận biết bạn có bị cao huyết áp hay không đó là kiểm tra huyết áp (HA) thường xuyên. Đặc biệt là đo đúng để có phương pháp phòng bệnh hữu hiệu hơn:
– Bình thường: HA tâm thu < 130 mmHg và HA tâm trương < 85 mmHg.
– Tiền tăng huyết áp: HA tâm thu 130-139 mmHg và/hoặc HA tâm trương 85-89 mmHg.
– Tăng HA độ 1 (nhẹ): HA tâm thu 140-159 mmHg và/hoặc HA tâm trương 90-99 mmHg.
– Tăng HA độ 2 (nặng): HA tâm thu ≥ 160 mmHg và/hoặc HA tâm trương ≥100 mmHg.
– Cơn tăng HA (cần phải thăm khám đánh giá tổn thương cơ quan đích để xác định tăng HA cấp cứu hoặc không kiểm soát và xử trí thích hợp). Cơn tăng HA xảy ra khi: HA tâm thu ≥ 140 mmHg và HA tâm trương < 90 mmHg.
Lưu ý: Nếu HA không cùng mức để phân loại thì chọn HA tâm thu hay tâm trương cao nhất.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh tăng huyết áp?
– Thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên (tầm 45 tuổi trở lên)
– Tiền sử gia đình có người từng mắc cao huyết áp
– Người thừa cân, béo phì, dễ mắc bệnh về tim mạch
– Người lười vận động, lười tập thể dục
– Người thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng thức uống có cồn (bia, rượu)
– Người ăn nhiều muối, có thói quen ăn mặn
– Thức ăn thiếu dinh dưỡng, thiếu Kali trong khẩu phần ăn
– Người thường xuyên bị stress, căng thẳng cao độ
– Mắc các bệnh mạn tính. Đó có thể là bệnh thận, đái tháo đường, chứng ngưng thở khi ngủ…
Phòng tránh tăng huyết áp
Ngoài việc kiểm soát huyết áp bằng việc đo huyết áp thường xuyên, người mắc bệnh huyết áp nói riêng cũng như người chưa mắc bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh nói chung cần thực hiện phòng tránh tăng huyết áp bằng cách:
– Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, cân bằng dinh dưỡng. Đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng. Đặc biệt giảm ăn mặn, giảm muối. Tăng cường bổ sung vitamin bằng cách ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chiên xào…
– Kiểm soát cân nặng
– Hạn chế uống rượu, bia
– Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá, thuốc lào và các chất kích thích khác
– Tập thể dục mỗi ngày, tăng cường vận động
– Cần thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress, lo lắng quá mức
– Tránh bị lạnh đột ngột.
– Điều trị các bệnh lý mạn tính bệnh thận, đái tháo đường (nếu có)
Hiểu đúng về bệnh cao huyết áp sẽ giúp chúng ta tránh được những biến chứng nguy hiểm nghiêm trọng. Hãy thực hiện đo huyết áp thường xuyên và chỉnh sửa những thói quen sinh hoạt lành mạnh để phòng tránh cao huyết áp.
Bệnh viện 22-12 là một trong những cơ sở y tế uy tín về việc điều trị và cấp cứu cho những ca bệnh về cao huyết áp, tai biến, tim mạch… đặc biệt là những bệnh nhân cao tuổi.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện 22-12 để được tìm hiểu thêm những kiến thức bổ ích.