Các bệnh và Điều trị

Thiếu máu cơ tim – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh viện 22-12 | Thiếu máu cơ tim - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Thiếu máu cơ tim là gì?

Thiếu máu cơ tim xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị giảm, khiến tim không nhận được đủ lượng oxy cần thiết cho hoạt động co bóp tống máu. Bệnh thiếu máu cơ tim không chỉ gặp ở người già mà ngày càng trẻ hoá bởi nhiều yếu tố tác động từ môi trường sống, làm việc hoặc do di truyền. Trong đó, 3 nhóm đối tượng sau có nguy cơ cao nhất:

– Mạch vành bị xơ vữa hoặc tắc hẹp.

– Cục máu đông gây tắc hẹp lòng mạch.

– Rối loạn chức năng nội mạc dẫn tới tổn thương hệ vi mạch (các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng tim).

Triệu chứng của Thiếu máu cơ tim

Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của thiếu máu cơ tim. Vị trí đau thường là ở vùng ngực trái trước tim, có thể lan ra cổ, hàm, vai hoặc cánh tay trái. Có 2 dạng phổ biến là: 

– Đau thắt ngực ổn định: Cơn đau xuất hiện khi gắng sức (vận động mạnh, mang vác nặng hoặc thời tiết lạnh…) Đau giảm khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn mạch.

– Đau thắt ngực không ổn định: Cơn đau có thể xảy ra ngay cả khi đang nghỉ ngơi hoặc khi ngủ, không liên quan đến hoạt động gắng sức, không đáp ứng với thuốc giãn mạch. Tần suất các cơn đau khá thất thường, có thể vài tuần, vài tháng một lần, nhưng nếu nặng hơn có thể là vài lần trong một ngày. Thời gian đau thường chỉ kéo dài vài giây đến vài phút, thường không quá 5 phút. Nếu cơn đau kéo dài quá 15 – 20 phút thì phải nghĩ đến nhồi máu cơ tim và sớm đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.

Ngoài ra thay vì bị đau ngực, người bệnh sẽ có những triệu chứng không điển hình khác, bao gồm:

– Mệt mỏi: Người bệnh cảm thấy rất mệt, cơ thể như thiếu năng lượng để hoạt động.

– Khó thở: Người bệnh cảm giác khó thở hụt hơi như thiếu không khí để thở, càng vận động hay lo lắng, mức độ khó thở càng tăng lên.

– Nhịp tim nhanh: Đi kèm với đánh trống ngực, hồi hộp, bồn chồn, cảm giác có tiếng ngựa phi trong lồng ngực. Có những lúc tim đập nhanh trên 100 nhịp/phút.

– Phù chi hoặc phù phổi cấp: Thường gặp ở giai đoạn bệnh nặng và dễ dẫn đến biến chứng suy tim. Lúc này, người bệnh khó ngủ, ngủ trằn trọc do chất lỏng tích tụ trong cơ thể, phải kê cao gối mới dễ ngủ hơn.

– Buồn nôn và nôn, ăn uống khó tiêu, đầy trướng bụng.

– Đổ nhiều mồ hôi.

Những yếu tố nguy cơ gây bệnh thiếu máu cơ tim

Một số yếu tố dưới đây có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh:

– Thuốc lá: Nhiều nghiên cứu cho rằng việc hút thuốc lá thường xuyên làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông. Hút thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân gây xơ cứng thành động mạch dẫn tới tình trạng cơ tim bị thiếu máu.

– Tăng huyết áp: Bệnh tăng huyết áp nếu không điều trị theo thời gian có thể dẫn tới xơ vữa động mạch và gây tổn thương các động mạch vành.

– Đái tháo đường: Khi lớp nội mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường bị tổn thương sẽ tạo sự co mạch và sự kết dính của các tế bào tiểu cầu đã hình thành nên nhiều cục huyết khối trong lòng mạch làm tắc mạch cấp tính.

– Béo phì: Tình trạng thừa cân, béo phì dễ dẫn tới tiểu đường, cao huyết áp và làm gia tăng nồng độ cholesterol trong máu.

– Lối sống lười vận động: Việc lười tập thể dục thể thao cũng làm tăng nguy cơ mắc béo phì và dễ dẫn tới cơ tim thiếu máu.

– Hút thuốc lá là một trong các yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng cơ tim thiếu máu.

Những phương pháp điều trị bệnh lý thiếu máu cơ tim

Bệnh viện 22-12 | Thiếu máu cơ tim - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Thay đổi lối sống

Áp dụng lối sống khoa học và loại bỏ những thói quen xấu không những giúp cơ thể phòng ngừa nhiều bệnh lý mà còn góp phần không nhỏ vào quá trình điều trị. Việc thực hiện lối sống lành mạnh rất tốt cho quá trình chữa trị của bệnh nhân. Hạn chế hút thuốc, bổ sung nhiều rau củ quả, trái cây, thường xuyên vận động, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi và cố gắng kiểm soát các bệnh lý như rối loạn mỡ máu, tiểu đường, huyết áp cao,… để quá trình điều trị thuận lợi và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, người bệnh nên tuân thủ sát sao phác đồ mà bác sĩ đã đưa ra.

Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

Sử dụng thuốc là một trong những phương pháp phổ biến được các bác sĩ chỉ định. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc bao gồm:

– Nhóm chẹn kênh canxi

– Nhóm ức chế men chuyển angiotensin (ACEi)

– Ranolazine (Ranexa)

– Aspirin

– Nhóm nitrat

– Nhóm chẹn beta

Để đạt được hiệu quả cao nhất đòi hỏi người bệnh tuân thủ sát sao theo hướng dẫn chữa trị của bác sĩ. Người bệnh không tự ý sử dụng thuốc hoặc ngưng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra.

Phẫu thuật

Đối với các bệnh nhân thiếu máu cơ tim nghiêm trọng, trường hợp này các bác sĩ thường chỉ định can thiệp bằng phẫu thuật.

– Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Phương pháp này sử dụng một đoạn mạch từ bộ phận khác của cơ thể để tạo ra một cành ghép giúp máu lưu thông xung quanh phần động mạch vành bị tắc.

– Nong và đặt stent: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa một đoạn ống thông mỏng vào phần hẹp phía trong động mạch của người bệnh. Sau đó, sử dụng một sợi dây, một quả bóng nhỏ luồn vào khu vực hẹp đó và bơm căng để mở rộng động mạch. Một cuộn dây lưới thép nhỏ (thường gọi là stent) sẽ được đưa vào để giữ cho động mạch luôn mở giúp máu lưu thông.

– Phương pháp điều trị cơ học hiện đại: Các phương pháp mới này được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân có tình trạng nghiêm trọng, đã sử dụng các biện pháp điều trị khác nhưng không hiệu quả.

Phòng ngừa thiếu máu cơ tim

Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh là thói quen tốt giúp cho tim phát huy tối đa các chức năng Bên cạnh đó, để phòng ngừa cơ tim thiếu máu cần:

– Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc;

– Duy trì cân nặng ở mức hợp lý (giảm cân nếu đang thừa cân);

– Tập luyện hoạt động thể chất vừa sức, đều đặn;

– Xây dựng chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế mỡ động vật (nên thay bằng dầu thực vật), hạn chế ăn phủ tạng động vật, giảm muối trong thức ăn và không nên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều muối như dưa, cà muối,…

– Kiểm soát huyết áp, đường máu và lipid máu.

Thiếu máu cơ tim có thể được kiểm soát tốt trong hầu hết các trường hợp bằng thay đổi lối sống – tiết thực và dùng thuốc. Và chỉ can thiệp các thủ thuật như đặt stent hay bắc cầu nới khi mà các nội khoa (thuốc và thay đổi lối sống) không đạt hiệu quả như mong đợi.

Khoa Nội Bệnh viện 22-12 từ lâu là địa chỉ khám nội uy tín ở Nha Trang chuyên khám và điều trị các bệnh lý nội khoa như: tim mạch, nội tiết, hô hấp, thần kinh, tiêu hóa …

Theo dõi fanpage của Bệnh viện 22-12 để cập nhật nhiều thông tin bổ ích.

Liên hệ tư vấn dịch vụ: 0769 115 115 – (0258) 352 8857 để biết thêm thông tin chi tiết & đặt lịch hẹn khám ngay hôm nay!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Bệnh viện 22-12
Đ/c: 34/4 Nguyễn Thiện Thuật – Nha Trang

https://www.facebook.com/benhvien2212

CÁC BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ KHÁC

Đăng ký nhận tin

Đường link hữu ích

Vị trí bệnh viện 22-12

© Bệnh viện 22-12 | VK Hospital | Bệnh viện uy tín tại Nha Trang