Các bệnh và Điều trị

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng thế nào đến mẹ và bé

Tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kì) là một trong những bệnh lý có thể gặp phải khi mang thai. Nó có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con. Hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp các thai phụ phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Góp phần giảm đáng kể các biến chứng và giúp mẹ bầu có một thai kì khỏe mạnh.

 

Bệnh viện 22-12 | Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng thế nào đến mẹ và bé

 

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý gây ra bởi sự rối loạn lượng đường trong máu trong thời kỳ mang thai. Đây được xem là bệnh thường gặp ở mẹ bầu. Nghiên cứu cho thấy, có khoảng 2% đến 10% phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ có nghĩa là người phụ nữ đó không bị bệnh tiểu đường trước khi mang thai. Mà bệnh được phát hiện lần đầu tiên trong giai đoạn đang mang thai. Tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện vào giữa thai kỳ. Các bác sĩ thường kiểm tra bệnh tiểu đường cho thai phụ vào khoảng 24-28 tuần mang thai.

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh thường dễ bị bỏ qua do trùng với các triệu chứng thường gặp khi mang thai. Các triệu chứng của bệnh bao gồm: mệt lả, đi tiểu nhiều, khát nước nhiều, nhìn mờ, nấm miệng kéo dài, tăng huyết áp…

Tại sao cần tầm soát tiểu đường thai kỳ?

Ảnh hưởng đến mẹ
  • Tăng huyết áp trong thai kỳ

Huyết áp cao có thể gây hại cho cả người mẹ và thai nhi. Gây sinh non và cũng có thể gây co giật hoặc đột quỵ ở phụ nữ khi chuyển dạ và sinh nở.

  • Nguy cơ tiền sản giật

 Tỷ lệ tiền sản giật cũng tăng khi đái tháo đường thai kỳ không được kiểm soát tốt. Khi mức đường huyết càng cao, khả năng bị tiền sản giật càng nhiều. Đây là một tai biến sản khoa rất nghiêm trọng có thể gây tử vong cho mẹ.

  • Tăng nguy cơ sinh mổ

Thai phụ bị tiểu đường sẽ có nguy cơ phải sinh mổ cao hơn. Dẫn đến người mẹ sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi sức khỏe hơn nếu sinh mổ.

  • Nguy cơ đái tháo đường típ 2 trong tương lai

Theo thống kê, cứ 2 phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ thì sau 5 – 10 năm có 1 người tiến triển thành đái tháo đường típ 2. Phải điều trị bằng thuốc hạ đường huyết suốt đời. 

  • Nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ trong lần mang thai sau

Bạn bị đái tháo đường thai kỳ lần đầu tiên có nghĩa là cơ thể bạn nhạy cảm với những thay đổi khi mang thai. Do đó, nếu từng bị đái tháo đường thai kỳ, bạn vẫn phải đi tầm soát đái tháo đường thai kỳ trong những lần mang thai tiếp theo.

Ảnh hưởng đến bé

– Nguy cơ sinh con to 

Nếu đường huyết của người mẹ cao, đường huyết của em bé cũng sẽ cao. Làm tăng insulin khiến hạ đường huyết và dự trữ lượng đường dư một phần dưới dạng mỡ. Do đó, em bé sẽ to hơn mức bình thường (trên 4kg).

– Em bé to to làm tăng nguy cơ chấn thương trong quá trình sinh nở.

– Nguy cơ sinh non: Đái tháo đường thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh non (sinh trước 37 tuần tuổi thai). Có thể là do chỉ định mổ lấy thai sớm để cấp cứu trong những trường hợp có biến chứng. Hoặc do chuyển dạ tự nhiên sớm vì những lý do khác.

– Nguy cơ thai chết lưu trong giai đoạn cuối thai kỳ: Thai già tháng (hơn 40 tuần 6 ngày) của những người mẹ đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ chết lưu nhiều hơn những người mẹ bình thường.

– Nguy cơ em bé sau sinh hạ đường huyết: Do đường huyết mẹ cao nên kích thích tuyến tụy tiết quá nhiều insulin. Khi lọt lòng mẹ, bé bị cắt nguồn đường cung cấp từ máu mẹ. Tuy vậy insulin trong cơ thể bé vẫn còn nhiều. Do đó, bé bị hạ đường huyết. 

– Nguy cơ suy hô hấp sau sinh: Bé có mẹ bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ bị hội chứng suy hô hấp sau sinh nhiều hơn.

Mẹ bầu cần làm gì để phòng tránh tiểu đường thai kỳ?

Đái tháo đường thai kỳ để lại những hậu quả nghiêm trọng lên sức khỏe mẹ và bé nếu bệnh không được kiểm soát tốt. Vì vậy, bạn cần tầm soát đái tháo đường thai kỳ để kịp thời điều trị, phòng tránh biến chứng.

Điều trị ổn định đường huyết cho mẹ là cách tốt nhất để phòng ngừa các biến chứng nặng nề cho con. Tuy không chắc chắn tuyệt đối những nguy hiểm sẽ không xảy ra. Nhưng ít nhất bạn cùng bác sĩ điều trị đã cố gắng hết sức để giảm thiểu các biến chứng. 

Tầm soát tiểu đường thai kỳ tại Bệnh viện 22-12

Hiện nay, tại Khoa sản Bệnh viện 22-12, rất nhiều mẹ bầu đã đến để thực hiện tầm soát tiểu đường thai kì. Với mức chi phí phù hợp với túi tiền, môi trường khám chữa bệnh sạch sẽ, trang thiết bị hiện đại. Cùng với đó, bác sĩ sản khoa dày dặn kinh nghiệm. Khi sản phụ đến tầm soát tiểu đường thai kỳ, không những được điều trị. Các bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể chế độ dinh dưỡng hợp lí cho mẹ bầu để có một thai kì khỏe mạnh.

Bệnh viện 22-12 tự hào là nơi chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho mẹ trong hành trình đón chào sự ra đời của bé yêu. Với các chương trình thai sản trọn gói hấp dẫn cùng những khuyến mãi bất ngờ. Bệnh viện 22-12 đã mở ra cơ hội tốt nhất cho mẹ bầu an tâm tin tưởng sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện. Hãy để chúng tôi đồng hành cùng sức khỏe của bạn.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện 22-12 để cập nhật nhiều thông tin bổ ích. Để được tư vấn, Quý Khách vui lòng liên hệ 0769 115 115 – 0258 352 8857

 

 

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Bệnh viện 22-12
Đ/c: 34/4 Nguyễn Thiện Thuật – Nha Trang

https://www.facebook.com/benhvien2212

CÁC BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ KHÁC

Khám dinh dưỡng cho trẻ

Hãy đăng ký khám ngay với bác sĩ dinh dưỡng của Bệnh viện 22-12 để được thăm khám và tư vấn toàn diện: –           Đánh

Khám dinh dưỡng cho trẻ

Hãy đăng ký khám ngay với bác sĩ dinh dưỡng của Bệnh viện 22-12 để được thăm khám và tư vấn toàn diện: –           Đánh

Đăng ký nhận tin

Đường link hữu ích

Vị trí bệnh viện 22-12

© Bệnh viện 22-12 | VK Hospital | Bệnh viện uy tín tại Nha Trang