Các bệnh và Điều trị

Bệnh áp xe – Nguyên nhân và cách điều trị

Áp xe là tình trạng bệnh rất hay xảy ra trên nhiều bộ phận của cơ thể. Nếu không được điều trị sớm, chúng sẽ phát triển có mủ gây đau đớn và biến chứng cho người bệnh. 

 

Bệnh viện 22-12 | Bệnh áp xe

Áp xe là gì?

Là tên gọi của một tổ chức viêm nhiễm, khu trú thành một khối mềm, bên trong chứa đầy mủ cấu tạo từ vi khuẩn, xác bạch cầu và các mảnh vụn. Được chia làm 2 nhóm chính:

  • Áp xe dưới da: nách, âm đạo, nếp lằn mông, quanh răng…
  • Áp xe bên trong cơ thể: gan, não, thận, vú,…

Triệu chứng bệnh

  • Áp xe nông dưới da: quan sát thấy một khối phồng, da bao phủ lên ổ áp xe đỏ, sưng nề vùng da xung quanh, khi sờ vào có cảm giác nóng, đau, lùng nhùng do chứa mủ bên trong. Người bệnh có thể có sốt, mệt mỏi.
  • Áp xe bên trong cơ thể: Bệnh nhân gặp phải có triệu chứng toàn thân như sốt cao, rét run, ớn lạnh, môi khô, lưỡi bẩn. Toàn thân mệt mỏi, suy kiệt, hốc hác. Tùy theo vị trí của chúng, trên lâm sàng có thể gặp phải các triệu chứng khác như sốt cao rét run, đau tức vùng hạ sườn phải trong áp xe gan.

Nguyên nhân gây bệnh?

Nhiễm trùng là nguyên nhân trực tiếp phổ biến nhất gây ra áp xe. Các tác nhân nhiễm trùng gây bệnh bao gồm:

  • Vi khuẩn: vi khuẩn xâm nhập và gây nên phản ứng viêm, hoạt hóa các chất hóa học trung gian và các tế bào bạch cầu. Đồng thời, chất tiết của các tuyến mồ hôi, tuyến bã bị tắc nghẽn khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và phát triển. Khi đó, quá trình hệ miễn dịch cơ thể chống lại vi khuẩn sinh ra một chất lỏng gọi là mủ, chứa nhiều vi khuẩn và xác bạch cầu.
  • Ký sinh trùng: như giun chỉ, sán lá gan, giòi,… Chúng thường gây áp xe bên trong các tạng của cơ thể.

Các biện pháp điều trị

– Bệnh nếu không được điều trị sẽ tiến triển nặng dần lên với tăng kích thước, đau nhiều hơn, xâm lấn rộng ra các mô xung quanh gây vỡ. Nếu ở mô dưới da, chúng có thể vỡ ra da và chảy mủ ra bên ngoài, một số trường hợp còn tạo ra đường dò, phá hủy một vùng mô sâu rộng, gây khó khăn cho việc điều trị sau này. Các khối áp-xe trong cơ thể cũng có thể vỡ vào ổ phúc mạc, gây viêm phúc mạc khu trú hoặc toàn thể, nặng hơn có thể dẫn tới nhiễm trùng máu.

– Việc điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là phân loại áp xe nông/ mô dưới da hay sâu bên trong các cơ quan.

+ Đối với các ổ áp xe mô dưới da, biện pháp điều trị hiệu quả là rạch dẫn lưu mủ ra ngoài. Khi hết chảy dịch, bác sĩ có thể chèn gạc để cầm máu và băng vết thương.

+ Áp xe nông nhỏ có thể tự chảy dịch và khô lại mà không cần can thiệp gì. Có thể sử dụng thuốc giảm đau ở các bệnh nhân nhạy cảm.

+ Đối với các ổ áp xe sâu, can thiệp ngoại khoa như rạch, dẫn lưu dưới sự hướng dẫn của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như siêu âm. Phối hợp với thuốc kháng sinh.

+ Loại bỏ dị vật bên trong ổ áp-xe nếu có.

Quý khách vui lòng gọi đến số 0769 115 115 hoặc inbox fanpage Bệnh viện 22-12 để được tư vấn dịch vụ!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Bệnh viện 22-12
Đ/c: 34/4 Nguyễn Thiện Thuật – Nha Trang

https://www.facebook.com/benhvien2212

CÁC BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ KHÁC

Đăng ký nhận tin

Đường link hữu ích

Vị trí bệnh viện 22-12

© Bệnh viện 22-12 | VK Hospital | Bệnh viện uy tín tại Nha Trang