Bệnh nhân L.Th.H (61 tuổi, Nha Trang) bị đau nửa mặt được chẩn đoán đau dây thần kinh nhánh hàm trên dây V đến Bệnh viện 22-12 thăm khám và điều trị, sau thời gian điều trị các cơn đau giảm hẳn. Hiện bệnh nhân theo phác đồ điều trị sử dụng thuốc tại nhà.
Một trường hợp khác, bệnh nhân L.V.T (44 tuổi, Nha Trang) bị đau đầu, đau nửa mặt có triệu chứng sốt kèm giật mắt một bên đến Bệnh viện 22-12 thăm khám và điều trị, đến nay sức khỏe đã ổn, không còn bị các cơn đau ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hằng ngày, hiện anh T. đã quay trở lại công việc hướng dẫn viên của mình.
Dây thần kinh số V là gì?
Dây thần kinh số V hay còn được biết đến với những tên gọi khác như dây thần kinh tam thoa, dây thần kinh sinh ba được biết đến là một trong những dây thần kinh quan trọng ở vùng mặt. Theo đó, dây thần kinh số V được chia thành 3 nhánh: hàm trên, hàm dưới và nhánh mắt. Các nhánh thần kinh này đảm nhận vai trò dẫn truyền cảm giác của vùng mặt, quanh miệng, răng cho đến não. Ngoài ra, việc tạo nước mắt hay nước bọt và điều khiển cơ nhai cũng là nhiệm vụ của dây thần kinh số 5.
Đau dây thần kinh số V là một loại đau rất đặc thù, trong cơn đau thường rất nặng, xảy ra đột ngột, thường kéo dài vài giây đến vài phút. Đau này thường là tự phát hoặc xuất phát từ một điểm đau.
Đau dây thần kinh số V thường xuất hiện một bên, hiếm khi xuất hiện đau dây V cả hai bên (chỉ chiếm 3-6% trường hợp). Những trường hợp đau cả hai bên không xuất hiện cùng một lúc mà đau một bên trong một thời gian dài rồi sau đó mới xuất hiện phía đối bên.
Đau thần kinh V là một triệu chứng đặc thù không phải là một bệnh mà thường được liên kết với nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh khác nhau. Đa số bệnh nhân đau dây thần kinh V khi khám lâm sàng là hoàn toàn bình thường, tuy nhiên cũng có một số trường hợp đau nửa mặt liên quan đến một số bệnh lý vùng góc cầu – tiểu não như xơ cứng rải rác (multiple sclerosis), u màng não (meningiomas), u dây thần kinh V (schwannomas), u nang thượng bì (epidermoid cyst) …
Nguyên nhân
– Có thể do mạch máu (Động mạch hoặc tĩnh mạch lân cận) chèn vào dây V.
– Có thể do các khối u chèn ép bao gồm u góc cầu tiểu não, u màng não, u thần kinh thính giác, u nang biểu bì, u nang thượng bì, u dây thần kinh VIII và hiếm khi là dị dạng động tĩnh mạch hoặc phình mạch dạng túi.
– Có thể do nhiễm trùng virus tại hạch Gasser hoặc các nhánh của dây V ngoại biên.
Ngoài các nguyên nhân kể trên thì nguyên do đau dây thần kinh số V còn có thể do bị chấn thương, ví dụ như các thủ thuật can thiệp nhỏ tại vùng mặt (như nhổ răng) hoặc chấn thương nặng như gãy xương nền sọ cũng có thể dẫn đến hiện tượng đau dây thần kinh số 5.
Biểu hiện đau dây thần kinh số V
Các cơn đau do đau dây thần kinh số 5 gây ra thường khởi phát một cách đột ngột và có cảm giác đau đớn như bị điện giật hay bị đâm bởi một vật sắc nhọn.
Cơn đau tự phát hoặc có thể phát sinh khi gặp các kích thích như rửa mặt, nói, nhai, chạm vào mặt,…
Theo Hiệp hội Đau đầu quốc tế ( IHS – International Headache Society), tiêu chuẩn để chẩn đoán đau dây thần kinh số 5 chính là các cơn đau mặt và trán kịch phát kéo dài từ vài giây đến không quá 2 phút.
Cách điều trị
– Phát hiện sớm và can thiệp sớm đau dây thần kinh số 5
– Điều trị kết hợp y học cổ truyền với các kỹ thuật hiện đại không dùng thuốc như siêu âm, hồng ngoại điện xung, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu… chữa đau dây thần kinh số 5
– Có thể phối hợp dùng thuốc để giảm đau.
Để được tư vấn thêm, hãy liên hệ đến 0769 115 115, các chuyên gia Bệnh viện 22-12 luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.