Tư vấn bác sĩ

Gửi câu hỏi cho bác sĩ

    Khi nào cần nọi soi dạ dạy? Nên chuẩn bị những gì

    Cuộc sống hiện đại bạn sẽ đối mặt với nhiều ô nhiễm cũng như lối sống không lành mạnh. Do vậy, sức khỏe của bạn và cụ thể các cơ quan sẽ phải đối mặt với nguy cơ bệnh lý. Đặc biệt là các bộ phận tiêu hóa, mà nổi bật nhất là dạ dày. Vậy khi nào cần nội soi dạ dày? Tìm hiểu ngay.

    Nội soi dạ dày là gì

    Để biết “khi nào cần nội soi dạ dày?”, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chút thông tin về phương pháp nội soi dạ dày nhé! Nội soi dạ dày là phương pháp dùng các ống nội soi vào ống tiêu hóa để chẩn đoán tình trạng dạ dày. Cụ thể, bác sĩ sẽ dùng một ống có đầu gắn camera để đưa vào qua đường miệng (hoặc mũi) và dạ dày.

    Có ba phương pháp nội soi dạ dày: Đó là nội soi qua miệng, nội soi qua mũi và nội soi gây mê. Tùy vào điều kiện kinh tế, bệnh lý mà bạn sẽ có sự lựa chọn phù hợp với mình.

    Khi nào cần nội soi dạ dày

    Một điều quan trọng là bạn phải quan tâm tình trạng của cơ thể mình. Mọi biểu hiện bất thường có thể là dấu hiệu bệnh lý bên trong. Bạn không nên coi thường  hay tự ý mua thuốc về uống. Đặc biệt là các bệnh lý về tiêu hóa. Vậy khi nào cần nội soi dạ dày?

    Khám sức khỏe tổng quát

    Bạn sẽ dễ dàng chữa trị hơn nếu phát hiện sớm các bệnh, đặc biệt là ung thư. Vậy bạn nên yêu cầu thực hiện nội soi dạ dày kèm theo các phương pháp khám bệnh khác. Điều này cũng có ích khi gia đình bạn có người mắc các bệnh này. Bởi các bệnh di truyền sẽ thường ít có triệu chứng.

    Khi có các triệu chứng bất thường ở cơ thể

    Bạn có thể cảm thấy mình khỏe mạnh và không biết khi nào cần đi nội soi dạ dày. Tuy vậy hãy chú ý tới các triệu chứng sau:

    – Đau bụng phần phía trên: Có thể cơn đau chỉ diễn ra nhất thời. Tuy vậy, nếu nó lặp lại và không dứt, bạn nên tìm tới bác sĩ.

    – Buồn nôn: Nôn ói là phản ứng tự bảo vệ của dạ dày. Đây là cách dạ dày tống ra các tác nhân gây hại. Điều này xảy ra tức là môi trường trong dạ dày bạn đã không còn ổn định.

    – Đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu: Trong bụng bạn là hỗn hợp gồm thức ăn và rất nhiều vi sinh vật. Đầy bụng ợ hơi chính là dấu hiệu của viêm loét, từ đó vi khuẩn tấn công tạo ra nhiều khí hơn.

    – Đi ngoài ra máu: Bạn có thể đi ngoài ra máu tươi hoặc đen. Điều này chứng tỏ dạ dày bạn đã bị tổn thương niêm mạc.

    Bệnh nhân có tiền sử viêm dạ dày hoặc thường xuyên dùng chất độc hại

    Bởi vì dạ dày của bạn đã từng bị bệnh nên nó sẽ rất dễ tái phát. Do đó, cần kiểm tra từ 2-3 lần năm tùy theo mức độ ca bệnh. Các chất kích thích như cà phê, bia, rượu cũng rất có hại cho dạ dày của bạn. Nếu bạn sử dụng chúng trong thời gian dài, rất có thể bạn cũng đã mắc bệnh. Và lúc này, bạn sẽ phải biết khi nào cần tới cơ sở y tế để nội soi dạ dày.

    Đối tượng không nên nội soi dạ dày

    Ngoài những thời điểm cần đi nội soi thì thời điểm nào không nên nội soi? Nội soi là phương pháp khá an toàn và không có chống chỉ định hoàn toàn. Tuy vậy, vẫn có những bệnh nhân không nên thực hiện nội soi khi không thực sự cần thiết. Đó là người có lỗ thủng dạ dày, bị bỏng dạ dày do acid, suy tim, tâm thần rối loạn,…

    Khi ăn no bạn cũng không nên siêu âm. Thường bạn cần nhịn ăn vài tiếng trước khi siêu âm để có thể thuận lợi nhất.

    Những chuẩn bị cho nội soi dạ dày

    – Nhịn ăn: Đây là bước căn bản đầu tiên và cần thiết cho mọi quá trình nội soi. Bởi khi đặt ống thông vào đường tiêu hóa, cần đảm bảo không gian để thu nhận hình ảnh. Ngoài ra, thức ăn còn sót cũng có thể khiến bạn ngạt thở khi trào ngược. Bạn nên nhịn ăn từ 6-8 tiếng trước khi thực hiện nội soi.

    – Xét nghiệm, kiểm tra tiểu sử bệnh: Bạn cần khai báo các tình trạng bệnh về tim mạch hoặc co thắt bất thường có thể gặp phải. Các trường hợp dị ứng thuốc cũng phải được lưu tâm. Mọi thứ cần phải được rà soát thật kỹ để đảm bảo quá trình nội soi an toàn.

    – Chuẩn bị tâm lý: Việc nhét ống dài vào ruột sẽ tạo sự khó chịu không hề nhẹ. Đôi khi chúng còn gây đau đớn cho bạn. Vậy nên hãy nghe lời khuyên của bác sĩ cũng như lựa chọn loại nội soi phù hợp. Nội soi mũi và nội soi có gây mê sẽ giúp bạn giảm cảm giác đau và khó chịu.

    Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
    Bệnh viện 22-12
    Đ/c: 34/4 Nguyễn Thiện Thuật – Nha Trang

    https://www.facebook.com/benhvien2212

    CÁC CÂU HỎI KHÁC

    Đăng ký nhận tin

    Đường link hữu ích

    Vị trí bệnh viện 22-12

    © Bệnh viện 22-12 | VK Hospital | Bệnh viện uy tín tại Nha Trang