NỘI DUNG CHÍNH
Tổng quan về suy tim
Suy tim là một hội chứng rối loạn chức năng tâm thất, xảy ra khi cơ tim không hút và bơm máu tốt như bình thường. Máu có thể ứ đọng trong phổi, gây ra tình trạng khó thở. Suy tim thường xảy ra phổ biến ở người lớn tuổi và vẫn có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Một số bệnh tim (như bệnh động mạch vành, huyết áp cao, bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh…) dần dần khiến tim yếu đi hoặc cứng hơn, dẫn đến không thể đảm bảo được chức năng cung cấp máu đến các cơ quan trong cơ thể, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Hiện nay, có nhiều tiêu chí để phân độ suy tim từ nặng đến nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, trên thế giới cũng như tại Việt Nam thì suy tim thường được phân độ theo Hiệp hội Tim mạch Hoa kỳ (NYHA). Theo NYHA, việc phân độ suy tim sẽ dựa vào mức độ hoạt động thể lực cũng như triệu chứng khó thở của bệnh nhân.
Phân độ suy tim theo NYHA
Suy tim độ 1:
Đây là giai đoạn suy tim nhẹ nhất, người bệnh hầu hết vẫn hoạt động thể lực và sinh hoạt một cách bình thường, không có các triệu chứng của suy tim như khó thở, mệt mỏi, hồi hộp kể cả khi hoạt động gắng sức. Đây là giai đoạn khó phát hiện nhất.
Suy tim độ 2:
Đây là giai đoạn suy tim nhẹ, các hoạt động thể lực và sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân sẽ có những hạn chế, giới hạn nhất định. Người bệnh cảm thấy khỏe mạnh hoàn toàn, không xuất hiện các triệu chứng khó chịu khi nghỉ ngơi, khi không làm việc nặng. Tuy nhiên, khi bệnh nhân có các hoạt động gắng sức, cần vận động nhiều thì thấy khó thở, mệt mỏi, hồi hộp đánh trống ngực.
Suy tim độ 3:
Đây là giai đoạn suy tim ở mức trung bình. Ở mức độ này, người bệnh đã bị hạn chế khá nhiều trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Khi bệnh nhân vận động gắng sức nhẹ thì các triệu chứng của suy tim sẽ xuất hiện như khó thở, mệt mỏi, hồi hộp và nếu bệnh nhân nghỉ ngơi thì các triệu chứng được thuyên giảm. Nếu suy tim độ 3 thì bệnh nhân đa số phải nhập viện điều trị thường xuyên.
– Suy tim độ 4:
Đây là giai đoạn suy tim nặng nhất. Bất kỳ vận động hay sinh hoạt hằng ngày nào, dù là rất nhẹ hay kể cả khi nghỉ ngơi thì người bệnh vẫn thấy mệt mỏi, khó thở. Do đó, hoạt động thể lực bị hạn chế toàn bộ, sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng rất nhiều.
Phân độ suy tim theo ACC/AHA
A/ Có nguy cơ suy tịm cao song không có bệnh tim thực tổn hoặc không có biểu hiện suy tim
B/ Có bệnh tim thực tổn nhưng không có biểu hiện suy tim
C/ Bệnh tim thực tổn đã và đang có dấu hiệu suy tim
D/ Suy tim kháng trị, đòi hỏi phải có các biện pháp điều trị đặc biệt
Cách phòng ngừa bệnh suy tim tiến triển
Mặc dù không thể kiểm soát một số yếu tố nguy cơ như tuổi tác, tiền sử gia đình hoặc chủng tộc, mỗi cá nhân vẫn có thể thay đổi lối sống để phòng ngừa suy tim. Những điều bạn có thể làm bao gồm:
- Giữ cân nặng hợp lý;
- Chế độ ăn tốt cho tim mạch;
- Tập thể dục thường xuyên;
- Kiểm soát căng thẳng hiệu quả;
- Ngừng sử dụng thuốc lá, rượu, các chất kích thích.
Quý khách vui lòng liên hệ số hotline 0769 115 115 hoặc inbox fanpage để đặt lịch khám!