Là phụ nữ, sinh con là một nhiệm vụ và đặc quyền thiêng liêng, cao cả nhất trong đời. Tuy nhiên, có rất nhiều người “ngại” sinh con không phải vì hoàn cảnh, kinh tế mà là sợ đẻ đau. Bởi lẽ ông bà ta thường nói “cửa sanh là cửa mả”. Sinh em bé không những phải đối mặt với hàng loạt nguy hiểm. Mà còn phải trải qua cơn đau đẻ “như người ta bẻ gãy 20 cái xương sườn cùng một lúc”. Chính vì vậy, “sinh không đau” (hay phương pháp gây tê ngoài màng cứng) ra đời như một cứu cánh dành cho các sản phụ. Giúp hành trình đi sinh thoải mái, nhẹ nhàng và tuyệt vời hơn. Vậy “sinh không đau” có an toàn cho mẹ và bé hay không? Hãy cùng Bệnh viện 22-12 tìm hiểu bài viết nhé!
“Sinh không đau” là gì?
“Sinh không đau” bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng. Là kỹ thuật giảm đau hiệu quả nhất hiện nay. Áp dụng giảm đau trong chuyển dạ tự nhiên. Đa phần, phương pháp gây tê ngoài màng cứng được thực hiện khi cổ tử cung của sản phụ mở từ 3 đến 8 cm. Có thể được thực hiện sớm hơn hoặc muộn hơn. Miễn là em bé vẫn chưa xuống quá sâu trong khung chậu của mẹ.
Khi thực hiện kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng, sản phụ sẽ được tiêm thuốc tê vào một khoang bao bọc xung quanh tủy sống. Gọi là khoang ngoài màng cứng. Bác sỹ Gây mê hồi sức sẽ đặt một ống thông catheter rất nhỏ vào khoang ngoài màng cứng ở cột sống lưng. Ống thông catheter này sau đó được dán cố định bằng băng keo dọc theo lưng về phía vai của sản phụ. Thuốc gây tê sẽ được truyền liên tục qua ống thông này để ngăn chặn sự dẫn truyền thần kinh. Làm tê liệt những bộ phận chịu nhiều áp lực nhất khi chuyển dạ. Dưới tác dụng của thuốc gây tê ngoài màng cứng, sản phụ sẽ giảm được khoảng 70 % – 80% cơn đau.
Sản phụ đều được theo dõi trong suốt thời gian chuyển dạ. Nếu tiến triển tốt các mẹ sẽ đẻ thường. Nhưng nếu khó khăn các mẹ sẽ được mổ đẻ. Khi đó, kỹ thuật Giảm đau trong đẻ sẽ được dùng để giảm đau trong mổ và sau mổ khoảng 03 ngày để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Phương pháp “sinh không đau” có ảnh hưởng tới mẹ và em bé không?
– Với sản phụ:
+ Giúp ngăn chặn cơn đau trong quá trình chuyển dạ => Cuộc chuyển dạ và sinh nở trở nên dễ dàng hơn. Sản phụ cảm thấy hoàn toàn toàn thoải mái và không bị mất sức.
+ Giúp sản phụ lấy lại cân bằng tâm, sinh lý. Hợp tác tốt với nhân viên y tế trong quá trình chuyển dạ
+ Không còn cảm thấy ám ảnh về mặt tâm lý để sẵn sàng cho những lần sinh nở tiếp theo.
+ Đặc biệt phù hợp với các mẹ có bệnh tăng huyết áp, hen suyễn và một số bệnh tim mạch.
– Với em bé: Việc sử dụng nồng độ thuốc giảm đau thấp hoàn toàn không ảnh hưởng tới bé. Phương pháp gây tê ngoài màng cứng chỉ ngăn chặn dẫn truyền thần kinh làm giảm cảm giác đau ở sản phụ mà không gây độc cho trẻ.
Những sản phụ nào không được sử dụng phương pháp “sinh không đau”?
Hầu như phương pháp này được sử dụng khi sản phụ có nhu cầu. Nhưng đối với sản phụ gù vẹo cột sống thắt lưng, dị ứng thuốc tê, nhiễm trùng toàn thân và rối loạn đông máu thì không được sử dụng gây tê ngoài màng cứng. Sản phụ cần thành thật với bác sĩ tình trạng của bản thân trước khi sử dụng phương pháp này.
Nhìn chung, gây tê ngoài màng cứng an toàn cho cả mẹ và bé. Các bác sỹ Khoa Sản và Khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện 22-12 chưa từng để xảy ra tai biến y khoa nào khi thực hiện phương pháp gây tê ngoài màng cứng bởi tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc vô trùng và thực hành đúng quy trình kỹ thuật. Rất nhiều sản phụ và gia đình đã lựa chọn phương pháp “sinh không đau” để cuộc vượt cạn diễn ra nhẹ nhàng và thuận lợi hơn.
Liên hệ 0769 115 115 hoặc inbox fanpage Bệnh viện 22-12 để được tư vấn chi tiết dịch vụ!