Các bệnh và Điều trị

Ngày thế giới phòng, chống đái tháo đường 14/11

Năm 1991 Hiệp hội đái tháo đường Thế giới và Tổ chức Y tế Thế giới đã chọn ngày 14/11 hằng năm là “Ngày thế giới phòng, chống đái tháo đường”; và Ngày 14/11 cũng đã trở thành một ngày chính thức của Liên Hiệp Quốc vào năm 2006, để kêu gọi tất cả mọi người có trách nhiệm quan tâm đến bệnh đái tháo đường, nâng cao hiểu biết và đưa ra hành động cụ thể để kiểm soát căn bệnh này.

Tại Việt Nam, kết quả điều tra của Bộ Y tế năm 2021 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở người trưởng thành ước tính là 7,1%, tương đương với khoảng gần 5 triệu người đang mắc bệnh.

Trong đó, số đã được chẩn đoán chỉ chiếm khoảng 35% và số đang được quản lý, điều trị tại các cơ sở y tế chiếm 23,3%. Theo dự báo, số mắc đái tháo đường của Việt Nam cũng như toàn thế giới sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới.

Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tàn tật và tử vong sớm ở hầu hết các quốc gia và là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà, bệnh tim mạch, suy thận và viêm loét chân phải cắt cụt. 

Thứ trưởng bộ y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết: “Kết quả điều tra tại Việt Nam có hơn 55% bệnh nhân hiện mắc đái tháo đường đã có biến chứng, trong đó 34% là biến chứng về tim mạch; 39,5 có biến chứng về mắt và biến chứng về thần kinh; 24% biến chứng về thận.”

Nguyên nhân gây ra đái tháo đường rất phức tạp, nhưng phần lớn là do thừa cân, béo phì và thiếu hoạt động thể lực. Việc thực hiện lối sống lành mạnh, sẽ giúp phòng ngừa mắc đái tháo đường tới 70% số trường hợp. Đồng thời, chẩn đoán và điều trị sớm chính là chìa khóa để phòng hoặc làm chậm các biến chứng nguy hiểm đó.

Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường cần được chăm sóc và hỗ trợ liên tục để kiểm soát bệnh và tránh các biến chứng.

Mỗi người dân hãy có trách nhiệm với sức khoẻ của mình, bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh: ăn uống và duy trì cân nặng hợp lý, sử dụng Iốt trong bữa ăn hằng ngày, tăng cường vận động thể lực, chủ động tìm hiểu kiến thức về bệnh đái tháo đường để dự phòng, phát hiện sớm bệnh.

Phòng khám Tim mạch – Tiểu đường Bệnh viện 22-12 với đội ngũ các bác sĩ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm trong khám, chẩn đoán, điều trị bệnh đái tháo đường:

Bs CKI. Ngô Khắc Kiên (Trưởng khoa khám bệnh)

ThS Bs. Ngô Duy Phong

ThS Bs. Nguyễn Thị Thùy Liên

ThS Bs. Đỗ Hữu Trường Hải

Đội ngũ y bác sĩ phòng khám Tim mạch – Tiểu đường Bệnh viện 22-12 luôn tích cực truyền tải thông tin, phổ biến nâng cao nhận thức/kiến thức về bệnh cho người dân, cũng như tư vấn chế độ dinh dưỡng, tập luyện vận động cho người bệnh. Ngoài ra, Bệnh viện cũng đẩy mạch hoạt động quản lý trực tuyến bệnh nhân tim mạch tiểu đường.

Bên cạnh đó, Bệnh viện 22-12 còn cung cấp dịch vụ tầm soát sớm bệnh đái tháo đường, giúp người bệnh tránh được các biến chứng nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường gây ra như: biến chứng mắt gây mù lòa, biến chứng thận, biến chứng thần kinh, tim và mạch máu, nguy cơ đột quỵ, bệnh tim mạch vành và bệnh mạch máu ngoại biên.

Phòng khám tim mạch tiểu đường Bệnh viện 22-12 là một trong những địa chỉ y tế đáng tin cậy về việc khám, tầm soát các bệnh lý tim mạch, tiểu đường. Với quy trình khám nhanh gọn; đội ngũ nhân viên y tế tận tâm, nhiệt tình. Mỗi ngày, phòng khám Tim mạch – Tiểu đường Bệnh viện 22-12 tiếp nhận hàng trăm lượt bệnh nhân đến đăng kí khám, tư vấn và điều trị cùng các bác sĩ chuyên khoa nhiều kinh nhiệm, có chuyên môn sâu trong lĩnh vực nội tiết/tim mạch.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện 22-12 để cập nhật nhiều thông tin bổ ích. Để được tư vấn, Quý Khách vui lòng liên hệ 0769 115 115 – 0258 352 8857

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Bệnh viện 22-12
Đ/c: 34/4 Nguyễn Thiện Thuật – Nha Trang

https://www.facebook.com/benhvien2212

CÁC BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ KHÁC

Đăng ký nhận tin

Đường link hữu ích

Vị trí bệnh viện 22-12

© Bệnh viện 22-12 | VK Hospital | Bệnh viện uy tín tại Nha Trang