Các bệnh và Điều trị

Táo bón ở trẻ em? Nguyên nhân và cách điều trị

Táo bón là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em hiện nay.. Nếu trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ tiêu hóa và gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều trị..

1/ Táo bón ở trẻ em là gì

Táo bón là tình trạng trẻ đi đại tiện phân quá ít, rắn và khô, hoặc khoảng cách giữa hai lần đi ngoài quá lâu. Đối với trẻ số lần đại tiện hàng ngày khác nhau theo từng lứa tuổi.

Điều trị táo bón ở trẻ em tại bệnh viện 22-12

2/ Dấu hiệu trẻ bị táo bón

  • Biếng ăn – ăn ít hơn bình thường
  • Trẻ có biểu hiện đau rát khi đi vệ sinh
  • Són phân không có kiểm soát.
  • Bên cạnh đó đau bụng quanh rốn cũng có thể xảy ra đối với trẻ bị táo bón, thậm chí là tái đi tái lại nhiều lần

3/ Nguyên nhân gây nên táo bón

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như không đủ lượng nước và chất sơ, lười vận động, sử dụng thuốc,rối loạn cảm xúc, nứt hậu môn hay một số bệnh lý khác…

4/ Cách chăm sóc và điều trị

+ Tăng chất sơ

Cung cấp thêm chất xơ cho bé thông qua ngũ cốc nguyên cám, hoa quả chín và rau xanh như: cam, quýt, bưởi, chuối, bơ, đu đủ chín, súp lơ, mồng tơi, rau dền… 

+ Uống đủ nước

  • Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng cần uống 600 ml nước/ngày (bao gồm: sữa, nước, nước trái cây…).
  • Trẻ 1 – 3 tuổi cần uống 900 ml nước/ngày.
  • Trẻ 3 – 5 tuổi cần uống 1200 ml nước/ngày.
  • Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000 ml nước/ngày.

Đối với nước ép hoa quả, các bà mẹ nên chế biến từ hoa quả tươi chứ không nên mua nước hoa quả ép sẵn đóng hộp.

+ Đi vệ sinh đúng giờ

Tập cho bé đi vệ sinh vào một giờ nhất định trong ngày để hình thành cho cơ thể bé phản xạ đi vệ sinh hàng ngày.

+ Xoa bụng bé hàng ngày

Xoa bụng hàng ngày cho bé để kích thích nhu động ruột của bé, giúp ruột già đào thải phân dễ dàng hơn. Trước khi xoa bụng cho bé, mẹ nên xoa 2 bàn tay vào nhau cho ấm lên rồi xoa bụng nhẹ nhàng cho bé theo chiều kim đồng hồ. Mỗi lần thực hiện kéo dài từ 10 – 15 phút.

+ Sử dụng dinh dưỡng công thức phù hợp với bé

  • Nếu trẻ đang bú mẹ thì vẫn tiếp tục cho bú mẹ. Nếu đang uống sản phẩm dinh dưỡng công thức thì xem lại việc tuân thủ cách pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tìm hiểu và có chế độ cho trẻ bú cho phù hợp. Sử dụng công thức dễ tiêu hóa và giảm táo bón (những công thức không chứa dầu cọ và chứa đạm whey thủy phân) sẽ giúp trẻ ít bị táo hơn.

5/ Khi nào cần thăm khám bác sĩ

  • Táo bón kéo dài trên một tuần, thay đổi chế độ ăn không có tác dụng.
  • Táo bón sau khi trẻ mới sinh, bụng chướng.
  • Táo bón ảnh hưởng đến tiêu hóa: kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng kèm theo nôn.

Khi gặp các dấu hiệu bất thường ở trẻ như đau nhiều vùng hậu môn khi đi ngoài, trĩ, nứt hậu môn kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, sợ lạnh, sụt cân, chán ăn, sốt, tiêu ra máu… 

Khoa Nhi – Bệnh viện 22-12 cung cấp đầy đủ dịch vụ khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý nhi khoa:

  • Đội ngũ Bác sĩ Nhi, điều dưỡng chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm chăm sóc, thấu hiểu tâm lý trẻ
  • Hệ thống phòng khám, phòng nội trú vô khuẩn đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh
  • Môi trường bệnh viện đạt chuẩn 5K, hạn chế tối đa tình trạng lây chéo giữa các bệnh nhi
  • Khu vui chơi trang trí ấn tượng giúp tạo tâm lý thoải mái cho bé.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện 22-12 để cập nhật nhiều thông tin bổ ích. 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Bệnh viện 22-12
Đ/c: 34/4 Nguyễn Thiện Thuật – Nha Trang

https://www.facebook.com/benhvien2212

CÁC BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ KHÁC

Đăng ký nhận tin

Đường link hữu ích

Vị trí bệnh viện 22-12

© Bệnh viện 22-12 | VK Hospital | Bệnh viện uy tín tại Nha Trang