Lão hóa là nguyên nhân chính gây ra đục thủy tinh thể, do đó bệnh lý này khá phổ biến ở người cao tuổi, bệnh có thể gây mù lòa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Khi đến khám mắt chuyên sâu, các bác sĩ chuyên khoa sẽ phát hiện ra hình thái và mức độ đục đó để có thể đánh giá bệnh nhân đang ở giai đoạn nào.
Phẫu thuật Phaco vẫn là phương pháp điều trị triệt để nhất cho bệnh nhân cho tới thời điểm hiện nay. Bác sĩ phẫu thuật sẽ thay thế thủy tinh đục bằng một thấu kính nhân tạo phù hợp với mắt của người bệnh.
Thời điểm phẫu thuật thay thủy tinh thể sẽ được cân nhắc dựa trên các yếu tố sau:
- Thị lực giảm sút ở mức từ 3/10 trở xuống hoặc làm cản trở đến công việc sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
- Các vấn đề thường gặp như chói lóa khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc khi lái xe vào ban đêm.
Một số trường hợp đặc biệt, phần lớn chỉ định phẫu thuật thay thủy tinh thể sẽ được đặt ra khi thị lực bệnh nhân giảm sút ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
Đục thủy tinh thể có thể chia ra làm 3 giai đoạn như sau: Đục mới bắt đầu, Đục tiến triển, Đục hoàn toàn Tuy nhiên khi khám bác sĩ sẽ đánh giá mức độ đục thủy tinh thể theo 5 độ từ đó để đưa đến quyết định cho cuộc phẫu thuật. Thời điểm tối ưu nhất để phẫu thuật đó là ở độ 3.
Lưu ý khi bác sĩ đã đề nghị phẫu thuật thay thủy tinh thể, bệnh nhân không nên trì hoãn quá lâu, nếu trì hoãn quá lâu nhân thể thủy tinh có thể cứng hơn và đưa đến các biến chứng như là tăng nhãn áp gây đau nhức dẫn đến phẫu thuật gặp nhiều khó khăn, thời gian phẫu thuật sẽ bị kéo dài và thời gian hồi phục sẽ chậm hơn, thị lực không được tốt như mong muốn.
Chính vì vậy, bệnh nhân cao tuổi hoặc đã được chẩn đoán đục thủy tinh thể nên đến khám sàng lọc để được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, giúp đem lại thị lực tối ưu cho người bệnh.
Đặc biệt, tại Bệnh viện 22-12 thường xuyên phối hợp với các chuyên gia mắt hàng đầu TP. Hồ Chí Minh thực hiện phẫu thuật Phaco điều trị đục thuỷ tinh thể, mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh.