Các bệnh và Điều trị

Đột quỵ – Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách phòng tránh

Đột quỵ não (thường gọi là đột quỵ hay tai biến mạch máu não) có hai thể lâm sàng chính: đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp tính (hay còn gọi là nhồi máu não), chiếm tỷ lệ khoảng 80%, được đặc trưng bởi sự mất lưu thông máu đột ngột đến một khu vực của não do tắc nghẽn mạch bởi huyết khối hoặc cục tắc ở động mạch não, dẫn đến mất chức năng thần kinh tương ứng. Thể thứ hai là đột quỵ xuất huyết não, máu chảy trực tiếp vào nhu mô não, cơ chế thường là rò rỉ từ các động mạch nội sọ nhỏ bị tổn thương do tăng huyết áp mãn tính.

Bệnh viện 22-12 | Đột quỵ - Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách phòng tránh

Gần 800.000 người bị đột quỵ mỗi năm tại Hoa Kỳ, trong đó 82% – 92% là ĐQTMN. Đột quỵ là một trong 5 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật ở người trưởng thành, chi phí hàng năm là hơn 72 tỷ đô la.

Đột quỵ xuất huyết não ít phổ biến hơn đột quỵ do thiếu máu não. Tuy nhiên, đột quỵ xuất huyết có tỷ lệ tử vong cao hơn đột quỵ do thiếu máu não.

Nhồi máu não và xuất huyết não khó có thể phân biệt được nếu như chỉ căn cứ vào các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng, vì vậy, cần chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) não.

NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU LÂM SÀNG

Đột quỵ thiếu máu não là hậu quả của các nguyên nhân gây giảm hoặc tắc nghẽn dòng máu (huyết khối ngoại sọ hoặc nội sọ gây lấp mạch). Thiếu máu cục bộ và tổn thương tế bào thần kinh không hồi phục khi lưu lượng máu não dưới 18ml/100g mô não/phút, tế bào chết nhanh chóng khi lưu lượng máu dưới 10ml/100g mô não/phút.

Xuất huyết não được chia làm hai loại là xuất huyết não nguyên phát và xuất huyết não thứ phát.

Xuất huyết não nguyên phát điển hình là do căn nguyên của bệnh lý mạch máu nhỏ.

Xuất huyết não thứ phát là do các căn nguyên dị dạng mạch máu (phình mạch, thông động-tĩnh mạch, rò động-tĩnh mạch màng cứng, dị dạng mạch thể hang), chuyển dạng chảy máu sau nhồi máu, bệnh lý đông máu, các khối u.

1. Nhồi máu não

Các yếu tố nguy cơ của nhồi máu não bao gồm các yếu tố có thể thay đổi và không thể thay đổi.

1.1. Các yếu tố nguy cơ không thay đổi:

– Tuổi.

– Chủng tộc.

– Giới tính.

– Tiền sử đau nửa đầu kiểu migrain.

– Loạn sản xơ cơ.

– Di truyền: gia đình có người bị đột quỵ hoặc bị các cơn thiếu máu não thoáng qua.

1.2. Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi:

– Tăng huyết áp (quan trọng nhất).

– Đái tháo đường.

– Bệnh tim: rung nhĩ, bệnh van tim, suy tim, hẹp van hai lá, bệnh tim bẩm sinh có luồng thông trái – phải (ví dụ lỗ bầu dục thông), giãn tâm nhĩ và tâm thất.

– Rối loạn lipid máu.

– Thiếu máu não thoáng qua (TIAs).

– Hẹp động mạch cảnh.

– Tăng homocystine máu.

– Các vấn đề về lối sống: uống rượu quá mức, hút thuốc lá, sử dụng ma túy, ít hoạt động thể lực.

– Béo phì.

– Dùng thuốc tránh thai hoặc dùng hormone sau mãn kinh.

– Bệnh hồng cầu hình liềm.

Các dấu hiệu và triệu chứng của nhồi máu não: thường xuất hiện đột ngột.

– Liệt nửa người hoặc liệt 1 phần cơ thể.

– Mất hoặc giảm cảm giác một bên cơ thể.

– Mất thị lực một hoặc hai mắt.

– Mất hoặc giảm thị trường.

– Nhìn đôi (song thị).

– Giảm hoặc không vận động được khớp xương.

– Liệt mặt.

– Thất điều.

– Chóng mặt (hiếm khi xuất hiện đơn lẻ).

– Thất ngôn.

– Rối loạn ý thức đột ngột.

2. Xuất huyết não

2.1. Nguy cơ đột quỵ xuất huyết tăng lên khi có một trong các yếu tố sau:

– Tuổi cao

– Tiền sử đột quỵ

– Nghiện rượu

– Nghiện ma túy (cocaine, heroine)

2.2. Nguyên nhân

– Tăng huyết áp.

– Bệnh amyloidosis não.

– Các bệnh rối loạn đông máu.

– Điều trị thuốc chống đông máu.

– Liệu pháp tiêu sợi huyết trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp hoặc đột quỵ thiếu máu não cấp tính (có thể gây xuất huyết não).

– Dị dạng động tĩnh mạch, phình động mạch và các dị tật mạch máu khác (u tĩnh mạch và xoang hang).

– Viêm mạch.

– Khối tân sinh trong sọ.

Các dấu hiệu và triệu chứng của xuất huyết não:

Tăng huyết áp (đặc biệt HA tâm thu lớn > 220 mmHg) thường gặp đột quỵ xuất huyết. Huyết áp cao nhiều kèm theo sốt thường là biểu hiện tổn thương thần kinh nặng, tiên lượng xấu.

Dấu hiệu thần kinh khu trú phụ thuộc vào khu vực não bị tổn thương. Nếu tổn thương bán cầu chiếm ưu thế (thường là bên trái), thăm khám lâm sàng có thể thấy những dấu hiệu và triệu chứng sau:

– Liệt nửa người phải.

– Mất cảm giác nửa người phải.

– Nhìn sang trái.

– Mất thị trường phải.

– Thất ngôn.

– Quên nửa thân bên liệt (không điển hình).

Nếu tổn thương bán cầu không chiếm ưu thế (thường là bên phải), người bệnh có thể có:

– Liệt nửa người trái.

– Mất cảm giác nửa người trái.

– Mắt nhìn sang phải.

– Mất thị trường bên trái.

Nếu tiểu não bị tổn thương, bệnh nhân có nguy cơ cao bị thoát vị và chèn ép não. Thoát vị có thể làm giảm nhanh mức độ ý thức và có thể dẫn đến ngừng thở hoặc tử vong.

TRUYỀN THÔNG Y TẾ VÀ DỰ PHÒNG ĐỘT QUỴ

1.Truyền thông giáo dục người bệnh

Hội đột quỵ Hoa Kỳ (ASA) khuyến cáo người dân nhận biết được các dấu hiệu thường gặp, đơn giản của đột quỵ và gọi ngay cấp cứu khi xuất hiện đột ngột của một trong các dấu hiệu sau:

– Tê hoặc yếu mặt, tay, chân, đặc biệt là ở một bên cơ thể.

– Rối loạn ý thức.

– Khó nói hoặc không hiểu được câu lệnh.

– Mất thị lực một hoặc hai mắt.

– Khó đi lại, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc thất điều.

– Đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân.

Năm 2013, ASA đưa ra thuật ngữ FAST để mô tả các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ cho người dân:

– F (face): mặt bị liệt (méo, lệch)

– A (arm): tay cử động khó khăn (yếu tay)

– S (speech): nói khó

– T (time): khi có 3 dấu hiệu trên, thời gian (time) lúc này quý hơn vàng, cần gọi ngay cấp cứu.

2. Các biện pháp dự phòng không dùng thuốc

Ngừng hút thuốc lá, chế độ ăn ít chất béo, giảm cân, hạn chế ăn muối, tăng cường chế độ ăn giàu kali để giảm huyết áp có tác dụng dự phòng. Ngừng uống rượu, bia do làm tăng nguy cơ xuất huyết não.

Hướng dẫn AHA/ASA năm 2011 về dự phòng đột quỵ tiên phát nhấn mạnh tầm quan trọng của biện pháp thay đổi lối sống để làm giảm các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được, những người theo lối sống lành mạnh có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 80% so với những người không theo lối sống nói trên.

Tập thể dục là các biện pháp không dùng thuốc được khuyến khích rất mạnh mẽ. Người bình thường nên tập thể dục với cường độ trung bình ít nhất 150 phút mỗi tuần.

3. Kiểm soát & điều trị các yếu tố nguy cơ đột quỵ có thể thay đổi:

– Tăng huyết áp.

– Phát hiện sớm và điều trị bệnh lý tim mạch.

– Đái tháo đường.

– Rối loạn chuyển hóa lipid máu.

– Hẹp động mạch cảnh có triệu chứng.

– Các bệnh lý rối loạn đông cầm máu.

– Khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng.

Tại Bệnh viện 22-12, Miễn phí test Covid-19 khi khách hàng đến khám và chữa bệnh.

Thực hiện Các gói tầm soát sức khỏe định kì tổng quát giúp kiểm tra sức khỏe toàn diện, được sự tư vấn và thăm khám nhiệt tình, chu đáo của đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm. Qua đó, khách hàng có thể đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể của bản thân và gia đình nhằm kiểm soát bệnh một cách hiệu quả, điều trị kịp thời, tiết kiệm chi phí.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện 22-12 để cập nhật nhiều thông tin bổ ích. Để được tư vấn những gói khám sức khỏe cần thiết Quý Khách vui lòng liên hệ 0769 115 115 – 0258 352 8857

TÀI LIỆU THAM KHẢO

– Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí đột quỵ não Bộ Y Tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 5331/QĐ-BYT ngày 23 tháng 12 năm 2020)

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Bệnh viện 22-12
Đ/c: 34/4 Nguyễn Thiện Thuật – Nha Trang

https://www.facebook.com/benhvien2212

CÁC BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ KHÁC

Khám dinh dưỡng cho trẻ

Hãy đăng ký khám ngay với bác sĩ dinh dưỡng của Bệnh viện 22-12 để được thăm khám và tư vấn toàn diện: –           Đánh

Khám dinh dưỡng cho trẻ

Hãy đăng ký khám ngay với bác sĩ dinh dưỡng của Bệnh viện 22-12 để được thăm khám và tư vấn toàn diện: –           Đánh

Đăng ký nhận tin

Đường link hữu ích

Vị trí bệnh viện 22-12

© Bệnh viện 22-12 | VK Hospital | Bệnh viện uy tín tại Nha Trang