Các bệnh và Điều trị

Dính thắng lưỡi ở trẻ: Biểu hiện và cách điều trị

Theo thống kê có 5% trẻ sơ sinh sẽ bị mắc tật dính thắng lưỡi sau sinh khiến việc ăn uống, giao tiếp bị hạn chế, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Vậy dính thắng lưỡi là gì? Biểu hiện và cách điều trị bệnh như thế nào?

 

Dính thắng lưỡi là gì?

Thắng lưỡi (phanh lưỡi) là một lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi, có nhiệm vụ “phanh” lưỡi. Thắng lưỡi cử động trong khoảng không gian nhất định, phù hợp với cấu trúc của vòm miệng. Nhờ vậy mà việc ăn uống, giao tiếp, nói thành tiếng trở nên dễ dàng và linh hoạt hơn. 

Tuy nhiên, theo thống kê có 5% trẻ sơ sinh sẽ bị mắc tật dính thắng lưỡi sau sinh khiến việc ăn, nói, bú nuốt  trở nên bị hạn chế, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Đây là một dị tật bẩm sinh nhẹ mà bất kỳ trẻ sơ sinh nào cũng có nguy cơ mắc phải do bị ngắn dây phanh lưỡi làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi. Bệnh này có thể được phát hiện ngay trong tháng đầu sau sinh khi thăm khám sức khỏe định kỳ, khi tiêm chủng; hoặc khi cha mẹ thấy bé khó bú, khó phát âm hay lên cân chậm.

Biểu hiện bệnh của tật dính thắng lưỡi

Tùy thuộc lứa tuổi và mức độ dính nhiều hay ít, tật dính thắng lưỡi sẽ có một số biểu hiện như sau:

  • Thắng lưỡi ngắn, cử động lưỡi bị hạn chế.
  • Đầu lưỡi không thè ra ngoài môi được.
  • Đầu lưỡi không thể đụng nóc vòm họng.
  • Khi trẻ khóc, đầu lưỡi trẻ hình trái tim do cử động ra phía trước và ra sau của lưỡi bị giới hạn.
  • Đầu lưỡi khi thè lưỡi thay vì thấy nhọn thì có vẻ phẳng hay vuông.
  • Các răng cửa hàm dưới có thể bị nghiêng hoặc giữa hai răng cửa hàm dưới bị hở.
  • Trẻ bú khó và phát âm cũng khó khăn.

Các mức độ dính thắng lưỡi ở trẻ

Cần dựa theo chiều dài của thắng lưỡi được đo từ nơi bám ở sàn miệng đến vị trí bám vào lưỡi để phân loại mức độ nặng nhẹ của bệnh, bao gồm các mức độ sau:

  • Mức độ 1: Trẻ bị nhẹ từ 12-16 mm;
  • Mức độ 2: Trẻ bị trung bình từ 8-11 mm;
  • Mức độ 3: Trẻ bị nặng từ 3-7 mm;
  • Mức độ 4: Trẻ bị dính thắng lưỡi hoàn toàn dưới 3 mm.

Khi nào cần cắt thắng lưỡi cho trẻ ?

Bởi dính thắng lưỡi là tật bẩm sinh nhẹ, không gây nguy hiểm tới sức khỏe và hoàn toàn có thể khắc phục, nên ngay khi phát hiện bé bị tật này, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám chuyên khoa Tai Mũi Họng tại các bệnh viện uy tín để được đánh giá chính xác mức độ bệnh của trẻ, sau đó bác sĩ sẽ chỉ định có cần phải cắt hay không.

Nếu trẻ bị dính ít với dây thắng lưỡi mỏng thì không cần phải can thiệp phẫu thuật. Mặt khác, những trường hợp dính thắng lưỡi gây phát âm khó, bú chậm… thì trẻ nên được bác sĩ Tai Mũi Họng thực hiện phẫu thuật cắt thắng lưỡi sau khi thăm khám với những phương pháp gây tê hoặc gây mê phù hợp với độ tuổi của trẻ, từ đó giúp hạn chế sang chấn, trả lại cho trẻ thắng lưỡi bình thường như bao trẻ khác, đồng thời giúp trẻ khắc phục chức năng bú, nuốt, ăn, nói một cách trơn tru, trôi chảy hơn, từ đó giúp sự phát triển tự nhiên của trẻ trở nên thuận lợi hơn.

Là nơi uy tín quý ba mẹ có thể an tâm tin tưởng đưa trẻ đến thăm khám và điều trị nếu phát hiện con mình có tật dính thắng lưỡi, Bệnh viện 22 – 12 với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao cùng đội ngũ nhân viên y tế, chăm sóc khách hàng tận tâm, tận lực; môi trường rộng rãi, thoáng mát, an tĩnh, trong lành, ít có nguy cơ lây chéo trong tình hình dịch bệnh phức tạp; hệ thống trang thiết bị tiên tiến hiện đại, hứa hẹn sẽ đưa đến cho ba mẹ và bé một trải nghiệm hài lòng.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện 22-12 để cập nhật nhiều thông tin bổ ích. Để được tư vấn, Quý Khách vui lòng liên hệ 0769 115 115 – 0258 352 8857

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Bệnh viện 22-12
Đ/c: 34/4 Nguyễn Thiện Thuật – Nha Trang

https://www.facebook.com/benhvien2212

CÁC BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ KHÁC

Đăng ký nhận tin

Đường link hữu ích

Vị trí bệnh viện 22-12

© Bệnh viện 22-12 | VK Hospital | Bệnh viện uy tín tại Nha Trang