Các bệnh và Điều trị

Tăng cường các biện pháp phòng, chống Bệnh Tay- Chân- Miệng

Thực hiện công văn số 5543/UBND-KGVX ngày 07/6/2023 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng; Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Sở Y tế tại công vǎn số 2203/SYT-NVYD ngày 09/6/2023 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng.

 

Bệnh viện 22-12 | Phòng chống bệnh tay chân miệng

 

Hiện nay, thời tiết đã vào hè nắng nóng và mưa nhiều, tạo điều kiện cho một số bệnh truyền nhiễm phát triển, trong đó có bệnh tay chân miệng. Để chủ động ngăn chặn, phòng tránh lây lan và giám thiểu những biến chứng nguy hiểm của bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hỏa đề nghị mọi người dân phòng chống bệnh tay chân miệng ở tré em, với nội dung cụ thể như sau:

Thế nào là bệnh Tay – Chân – Miệng

Bệnh Tay – Chân – Miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, thường gặp ở trẻ nhỏ với các dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da dưới dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ, một số ít trường hợp có diễn biến nặng và biến chứng nguy hiểm. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng tăng mạnh vào khoảng thời gian tháng 3-5 và tháng 9-12.

Đường lây truyền của bệnh Tay Chân – Miệng

Bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa, nguyên nhân là do vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường yếu kém, đặc biệt là kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên.

Phòng bệnh Tay Chân – Miệng

Bệnh Tay – Chân – Miệng chưa vắc xin phòng bệnh, do vậy để phòng chống, người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau:

  1. Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
  2. Vệ sinh ăn uống: Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được rửa sạch hoặc khử trùng.
  3. Làm sạch đồ chơi, nơi sinh sống: Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
  4. Quản lý phân: Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
  5. Theo dõi phát hiện sớm: Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.
  6. Cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh: Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi phát bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi chung với các trẻ khác.

Quý khách vui lòng liên hệ Bệnh viện 22-12 hotline 0769 115 115 hoặc inbox fanpage để được tư vấn dịch vụ!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Bệnh viện 22-12
Đ/c: 34/4 Nguyễn Thiện Thuật – Nha Trang

https://www.facebook.com/benhvien2212

CÁC BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ KHÁC

Đăng ký nhận tin

Đường link hữu ích

Vị trí bệnh viện 22-12

© Bệnh viện 22-12 | VK Hospital | Bệnh viện uy tín tại Nha Trang