Các bệnh và Điều trị

Cha mẹ cần xử trí thế nào khi bé bị sốt co giật?

Trong quá trình chăm sóc con nhỏ, chắc hẳn con ốm sốt là một trong những điều rất đỗi quen thuộc đối với tất cả ông bố bà mẹ. Thế nhưng ở một số trẻ khi sốt cao sẽ gây nên hiện tượng co giật khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy, làm cách nào để xử trí sốt cao co giật ở trẻ? Dưới đây là các bước xử trí cho ba mẹ tham khảo.

 

 

Sốt co giật là gì?

  • Là cơn co giật gây ra bởi tình trạng tăng thân nhiệt đột ngột trên 38 độ C, mà không có bệnh nền gây nên co giật. Nhiệt độ cao nhất có thể dẫn đến co giật tuỳ thuộc vào cơ địa của từng trẻ và nhiệt độ càng cao càng có khả năng dẫn đến co giật.
  • Thường gặp từ 6 tháng – 5 tuổi.
  • Nguyên nhân sốt cao ở trẻ em: Sốt là phản ứng thông thường khi cơ thể  nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc lúc mọc răng, sau chích ngừa,…

 

Biểu hiện khi trẻ sốt co giật:

Cơn co giật có thể xuất hiện khi trẻ sốt cao trên 38 độ C. Do đó, khi trẻ sốt, cha mẹ cần quan tâm những dấu hiệu sau để phát hiện kịp thời:

  • Trẻ mất ý thức
  • Trẻ giật liên tục tay chân, mất tự chủ
  • Hai hàm răng cắn chặt, sùi bọt mép.
  • Tay chân co lại, hai mắt trợn trắng.
  • Ngừng thở trong vài giây.
  • Nôn ói, tiểu tiện và đại tiện không tự chủ.

Cách xử trí khi trẻ sốt co giật:

Khi trẻ lên cơn co giật, cha mẹ không nên hốt hoảng mà cần thật bình tĩnh thực hiện các bước như sau:

  • Cho bé nằm nghiêng một bên, đầu hơi ngửa. Như vậy đường thở sẽ thẳng và trẻ dễ thở hơn, đồng thời giúp đờm rãi hay chất nôn chảy ra ngoài tránh sặc.
  • Cho trẻ nằm nơi thoáng mát, sạch sẽ.
  • Nới lỏng hoặc cởi bỏ bớt quần áo, không đắp mền cho trẻ.
  • Đặt thuốc hạ sốt vào hậu môn trẻ nếu sốt trên 38 độ C. Tùy vào cân nặng của trẻ mà dùng thuốc hạ sốt với liều thích hợp (thông thường 10 – 15mg/kg/lần).
  • Chườm mát: Nhúng khăn sạch vào nước ấm và vắt khô để đặt ở nách, háng, sau mang tai trẻ. Thay khăn chườm mát liên tục để nhiệt độ cơ thể trẻ giảm nhanh.
  • Đặt khăn mềm hoặc gạc sạch giữa 2 hàm răng để tránh tổn thương nướu (lợi).
  • Sau khi trẻ thoát cơn giật, nhanh chóng đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị sớm, phòng tránh cơn co giật tái phát.

Lưu ý:

  • Không cho trẻ uống bất cứ thứ gì (kể cả thuốc hạ sốt) vì rất dễ gây sặc,  khó thở.
  • Không cố gắng cậy răng trẻ.
  • Không dùng sức để kìm lại cơn co giật của trẻ vì có thể làm trẻ bị chấn thương dây chằng, trật khớp, gãy xương,…
  • Lưỡi của trẻ to và ngắn, nên khi co giật lưỡi thường bị đẩy tụt ra sau nên ít khi trẻ bị cắn vào lưỡi vì thế KHÔNG nên cho tay hay vật cứng vào miệng trẻ, tránh làm gẫy răng, tổn thương nướu và lưỡi của trẻ.
  • Không dùng nước đá chườm cho trẻ.
  • Luôn trữ thuốc hạ sốt nhét hậu môn tại ngăn đông tủ lạnh phòng khi trẻ sốt cao co giật bất cứ lúc nào
  • Khi trẻ hạ sốt, vẫn nên đưa đến cơ sở y tế để khám bệnh và điều trị.

Khoa Nhi – Bệnh viện 22-12 cung cấp đầy đủ dịch vụ khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý nhi khoa:

– Đội ngũ Bác sĩ Nhi, điều dưỡng chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm chăm sóc, thấu hiểu tâm lý trẻ

– Hệ thống phòng khám, phòng nội trú vô khuẩn đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh

– Môi trường bệnh viện đạt chuẩn 5K, hạn chế tối đa tình trạng lây chéo giữa các bệnh nhi

– Khu vui chơi trang trí ấn tượng giúp tạo tâm lý thoải mái cho bé

Liên hệ hotline 0769 115 115 hoặc inbox fanpage để được tư vấn!

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Bệnh viện 22-12
Đ/c: 34/4 Nguyễn Thiện Thuật – Nha Trang

https://www.facebook.com/benhvien2212

CÁC BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ KHÁC

Đăng ký nhận tin

Đường link hữu ích

Vị trí bệnh viện 22-12

© Bệnh viện 22-12 | VK Hospital | Bệnh viện uy tín tại Nha Trang